ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,689,016,548
Stories: 8,394,854
Profile image
1
0
Tác giả: hoangkimvietnam
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 31
Tư liệu chọn lọc về Nguyễn Du
Tuesday, November 25, 2014 8:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.

Biết còn mảy chút sương siu mấy
Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong.

Nhan đề bài thơ nghĩa là “Nhớ người cũ – viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu”. Xin lưu ý là, trong nguyên tác, ngay dưới nhan đề là một tiểu chú: “Hầu, Nghi Xuân, Tiên Điền nhân” (Hầu, người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân). Cả hai đều cho thấy cái người được gọi là “Nguyễn hầu” ấy không thể là ai khác ngoài Nguyễn Du. Thứ nhất, trùng họ: họ Nguyễn. Thứ hai, trùng quê quán: Nguyễn Du quê quán ở Tiên Điền, Nghi Xuân. Và thứ ba, trùng chức vụ: tháng 2 năm 1813, lúc đang làm Cai Bạ Quảng Bình, Nguyễn Du được thăng chức Cần chánh điện học sĩ, trước khi được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc tuế cống.

Dựa vào nhan đề liên quan đến chức vụ của Nguyễn Du, người ta có thể biết bài thơ được sáng tác vào năm 1813, một năm trước khi Hồ Xuân Hương nhờ Tốn Phong viết lời tựa. Nhưng như vậy, mối tình kéo dài “ba năm vẹn” giữa hai người xảy ra vào lúc nào? Hoàng Xuân Hãn đoán nó phải xảy ra vào khoảng 1792-1795, lúc Nguyễn Du còn khá trẻ, khoảng dưới 30 tuổi. Lý do là, sau đó, nhất là kể từ năm 1802, lúc đã ra làm quan, rất ít khi Nguyễn Du có mặt lâu ở Hà Nội. Hết làm tri huyện Phù Dung lại làm tri phủ Thường Tín, rồi vào Huế, và làm Cai Bạ ở Quảng Bình. Nếu ông đi ra Bắc thì cũng chỉ ở lại một thời gian ngắn. Dù sao, đây cũng chỉ là giả thuyết. Cái gọi là mối tình “ba năm” ấy không nhất thiết là gần gũi trọn vẹn ba năm. Ở xa, nhưng thỉnh thoảng gặp nhau, cũng là tình yêu chứ?

Bài thơ trên là một trong những bài thơ hay nhất trong tập Lưu Hương Ký. Hay và cảm động. Nó cho thấy, dù có chút chua chát, Hồ Xuân Hương vẫn còn yêu Nguyễn Du. Và vẫn còn băn khoăn không biết Nguyễn Du có còn nhớ thương mình? Đó là ý nghĩa của chữ “sương siu” ở câu thứ 7, theo Hoàng Xuân Hãn, có nghĩa là bịn rịn.

Không hiểu sao, khi đọc bài thơ trên, tôi cứ ao ước HXH1 và HXH2 là một người. Chỉ là một người.

Cứ tưởng tượng “bà Chúa thơ Nôm” và “ông hoàng” của thơ ca Việt Nam là tình nhân của nhau?

Thì thú vị biết chừng nào.

***

Chú thích:

Tài liệu về Hồ Xuân Hương khá nhiều. Ở đây, tôi sử dụng ba cuốn chính:
Thơ Hồ Xuân Hương
của Nguyễn Lộc, nxb Văn Học, Hà Nội, 1982.
Thiên tình sử Hồ Xuân Hương
của Hoàng Xuân Hãn, nxb Văn Học, Hà Nội, 1995.
Hồ Xuân Hương, tiểu sử văn bản: Tiến trình huyền thoại dân gian hóa
của Đào Thái Tôn, nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 1999.

Nguồn: VOA Tiếng Việt (theo blog TS. Nguyễn Hưng Quốc)

Tết, đọc lại thơ Nguyễn Du

Nguyễn Hưng Quốc

Tết, buồn, tôi đọc lại một số tập thơ cổ, trong đó có thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Càng buồn.

Thơ chữ Hán của Nguyễn Du (1766-1820) còn lại khá nhiều, khoảng 249 bài, tập hợp trong ba tập: Thanh Hiên tiền hậu tập (sáng tác từ năm 1786 đến 1804), Nam trung tạp ngâm (từ 1805 đến 1812) và Bắc hành tạp lục (sáng tác nhân chuyến đi sứ sang Trung Quốc – 1813). Có thể xem đây là những tập nhật ký của Nguyễn Du từ lúc 21 tuổi đến năm 49 tuổi, 5 năm trước khi qua đời. Đó là nơi Nguyễn Du kể lể về cuộc đời mình và bộc bạch tâm sự của mình một cách trực tiếp, chứ không phải qua trung gian của một câu chuyện dịch từ tiếng Tàu như Truyện Kiều. Điểm nổi bật nhất, toát lên từ cả ba tập thơ, có lẽ là một tâm trạng: buồn rầu.

Buồn nhất là vì nghèo.

Xin lưu ý là Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình quý tộc, có thể gọi là đại quý tộc. Cha Nguyễn Du, ông Nguyễn Nghiễm (1708-1776), đỗ Tiến sĩ, có thời gian làm tham tụng, tức tể tướng, dưới quyền Chúa Trịnh. Anh cả, cùng cha khác mẹ của ông, Nguyễn Khản (1734-1786), cũng đỗ Tiến sĩ và cũng có thời gian làm tể tướng. Ca dao thời ấy có câu: “Bao giờ Ngàn Hống hết cây / Sông Rum hết nước, họ này hết quan.”

Có điều, khi Nguyễn Du lớn lên, tất cả những điều đó chỉ còn là những vang bóng một thời. Khi Nguyễn Du được 10 tuổi, cha mất; 20 tuổi, anh cả mất. Gia sản còn lại cho Nguyễn Du chắc chắn không nhiều, nếu không muốn nói là không có gì cả. Nguyễn Nghiễm có đến 8 vợ và 21 người con; mẹ của Nguyễn Du lại là vợ lẽ, lúc Nguyễn Nghiễm đã 48 tuổi (còn bà thì khoảng 16). Sau khi ông chết, phần lớn các bà vợ đều về nhà riêng. Mẹ của Nguyễn Du chỉ là con của một vị quan nhỏ, làm chức câu kế. Hơn nữa, bà cũng mất sớm, 3 năm sau chồng, lúc Nguyễn Du mới 13 tuổi. Sau đó, Nguyễn Du sống với Nguyễn Khản, lớn hơn ông 31 tuổi. Nguyễn Khản giàu có, tài hoa và cũng cực kỳ hào hoa. Nhưng quan lộ của Khản cũng rất lận đận, có lúc lên tột đỉnh vinh quang nhưng cũng có lúc bị giam cầm hoặc trốn tránh đây đó. Vả lại, ông cũng mất khi Nguyễn Du còn khá trẻ, lúc mới 20 tuổi, chỉ có một mảnh bằng nho nhỏ: tam trường (tức chưa phải Cử nhân) và phải chấp nhận làm một quan võ cấp thấp thay thế cho ông bố nuôi, người họ Hà.

Đến năm 1786, lúc Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc Hà và đánh tan chúa Trịnh thì toàn bộ những vinh hoa của dòng họ Nguyễn đều tan thành mây khói. Ngay cả dinh cơ của họ Nguyễn ở Nghi Xuân bị cũng phá sạch. Nguyễn Du dẫn vợ con về quê bà vợ cả ở Thái Bình sống qua ngày. Đó cũng là thời gian ông sáng tác tập Thanh Hiên tiền hậu tập.

Ba hình ảnh xuất hiện nhiều nhất trong tập thơ này là: bệnh, đói và đầu bạc. Nên nhớ lúc này Nguyễn Du chỉ mới trên dưới 30 tuổi. Mà tóc đã bạc trắng (Trong tổng số 65 bài của tập thơ, có 17 bài nhắc đến hình ảnh bạch phát hay bạch đầu): “Bạch đầu đa hận tuế thời thiên” (Đầu bạc thường bực vì ngày tháng trôi mau); hay “Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên” (Tráng sĩ đầu bạc bùi ngùi ngẩng lên trời) hay “Bạch phát hùng tâm không đốt ta” (Tóc bạc rồi, dù có hùng tâm, cũng chỉ biết ngồi suông than thở).

Không biết ông bệnh gì, nhưng lúc nào cũng than bệnh: “Nhất nhất xuân hàn cựu bệnh đa” (Một nhà xuân lạnh, bệnh cũ lại nhiều); “Tam xuân tích bệnh bần vô dược” (Ba tháng xuân ốm liên miên, nghèo không có thuốc); “Cùng niên ngọa bệnh Tuế giang tân” (Suốt năm đau ốm nằm ở bến Tuế giang); “Đa bệnh đa sầu khí bất thư” (Lắm bệnh, hay buồn, tâm thần không được thư thái); “Thập niên túc tật vô nhân vấn” (Bệnh cũ mười năm, không ai thăm hỏi); “Giang hồ bệnh đáo kinh thời cửu” (Bệnh đến trong bước giang hồ đã lâu ngày).

Đã bệnh lại còn nghèo. Phải ở nhờ nhà người khác: “Tiêu tiêu bạch phát ký nhân gia” (Đầu bạc bơ phờ ở nhờ nhà người). Hết nhờ người này sang nhờ người khác: “Lữ thực giang tân hựu hải tân” (Hết ăn nhờ ở miền sông lại đến miền biển). Lúc nào trong túi cũng rỗng không: “Giang nam giang bắc nhất nang không” (Một chiếc túi rỗng không, đi hết phía nam sông lại sang phía bắc sông). Thiếu mặc: “Tảo hàn dĩ giác vô y khổ” (Mới rét mà đã thấy khổ vì không áo). Có khi đói: “Táo đầu chung nhật vô yên hỏa” (Suốt ngày bếp không đỏ lửa). Ngay cả khi Nguyễn Du đã ra làm quan dưới triều Gia Long rồi, có năm vợ con vẫn đói: “Thập khẩu hài nhi thái sắc đồng” (Nhà mười miệng trẻ đói xanh như rau); “Thập khẩu đề cơ Hoành Lĩnh bắc” (Nhà mười miệng ăn đang kêu đói ở phía bắc Hoành sơn). Mười đứa trẻ ở đây chính là con của Nguyễn Du. (Gia phả ghi Nguyễn Du có 3 vợ: bà vợ đầu sinh một con trai tên Nguyễn Tứ; bà vợ thứ hai cũng sinh một con trai tên Nguyễn Ngũ; bà vợ thứ ba sinh mười con trai và sáu con gái; tổng cộng, như vậy, ông có 18 người con. Tuy nhiên, căn cứ vào tên người con đầu, Nguyễn Tứ, chúng ta có thể đoán là ông có ba người con khác, anh hay chị của Nguyễn Tứ, có lẽ đã chết lúc còn nhỏ hoặc ngay trong bào thai.) Đói đến độ có lúc phải xin ăn: “Cơ hàn bất giác thụ nhân liên” (Đâu ngờ phải đói rét để cho người thương).

Nhưng buồn nhất có lẽ là cảm giác bất lực và bế tắc, trong đó có chuyện bất lực và bế tắc về văn chương.

Prev12345NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.