ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,690,157,149
Stories: 8,398,392
Profile image
1
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 56
ChuyẾn Đi KỲ BÍ
Friday, February 6, 2015 20:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Lịch sử chiến tranh thế giới 2: Ngày 1 tháng 9 năm 1939, Quân đội Đức Quốc xã đã tấn công Ba Lan. Hai ngày sau đó, ngày 3 tháng 9 năm 1939, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. “Cuộc chiến tranh kỳ quặc”-tuyên chiến nhưng hai bên không đánh nhau!
B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy10c2cyeFN6YndIOC9WTTVpa0xiNHZDSS9BQUFBQUFBQVRVby82cnBPS3RSWVhnUS9zMTYwMC9QYXJpcyUyQmdpJUUxJUJBJUEzaSUyQnBoJUMzJUIzbmcuanBn
Hitler bị bất ngờ, nhưng giảo hoạt hứa với Pháp đình chiến, “Đức không đòi hỏi gì thêm từ Pháp”. Ngày 10 tháng 10 năm 1939, Anh từ chối đề nghị của Hitler; ngày 12 tháng 10 Pháp cũng tuyên bố tương tự. Trong khi Đức đánh chiếm xong Ba Lan thì vì bạc nhược, chính phủ Pháp không ngăn được tâm lí chiến bại và tình trạng vô kỷ luật lan tràn. Đức bất ngờ tấn công Pháp ngày 10/5/1940 rồi đánh cả cả Hà Lan, Bỉ, Luxemburg.
Đến ngày 10 tháng 6 chính phủ Pháp đành bỏ chạy về Bordeaux, tuyên bố bỏ ngỏ Paris-đây là “trận chiến bẽ bàng” của lịch sử nước Pháp. Ngày 14 tháng 6, Quân đội Đức Quốc xã đã lấy được Paris. Ý tham chiến, sau đó chính phủ Anh cũng cố gắng giữ Pháp tiếp tục cuộc chiến bằng đề nghị hợp nhất hai quốc gia vào làm một! Tuy vậy 16 tháng 6 năm 1940 Thống chế Philippe Pétain lên kế nhiệm đã bác bỏ đề nghị của Anh…Pháp xin đàm phán, và tạm giữ được phía nam, với thủ phủ là thành phố Vichy. Phía bắc với thủ đô Paris là của Đức quản lý, nước Pháp đã bị chia đôi từ 25/6/1940, chả khác gì thuộc địa An Nam sau đó dăm năm….
B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1rUnpSNGYyc2JiYy9WTTVpak5uS3k1SS9BQUFBQUFBQVRVYy9fazZ6MTZITHhVVS9zMTYwMC9OJUM2JUIwJUUxJUJCJTlCYyUyQlBoJUMzJUExcCUyQmNoaWElMkIlQzQlOTElQzMlQjRpLmpwZw==
Ở Paris, với cách quản lý chi li mang thương hiệu Đức, bọn phát xít nhanh chóng cai quản thành phố này rất chặt chẽ! Đầu tiên là đi lại: từ nơi khác (ví dụ phía nam đất nước đi Paris) tới phải có giấy thông hành (visa). Thỉnh thoảng (ví dụ những lần Hitler tới thăm) có giờ giới nghiêm, ngoài ra thì cũng tương đối thoải mái, tuy vậy lính Đức có thể bắt giữ bất cứ ai ngoài đường, nhất là những người nghèo hay vô công rồi nghề, lùa vào trại lính để làm không công đủ thứ việc tạp dịch, khi nào thích thả thì thả. Đời sống khó khăn hơn nhiều, chế độ tem phiếu lập tức được hoàn thiện (chả khác gì ở Liên Xô hay miền Bắc sau này) cho các nhu yếu phẩm: xăng, bánh mỳ, sữa, bơ, trứng, thuốc lá, thịt (xếp theo thứ tự quan trọng), và chế độ cụ thể cho từng đối tượng: sỹ quan Đức, lính Đức, người Pháp cấp cao, người Pháp lao động, người nước ngoài…Hồi đó sinh viên An Nam vẫn được lĩnh trợ cấp 1000 quan hàng tháng do Bộ Thuộc địa chi (trong cái rủi có cái may, nhiều người Việt trước kia gia đình có điều kiện tự trả tiền để học và sinh sống, nay cũng được cấp số tiền này, miễn là đi học! Nhưng có những người trước kia học giỏi được học bổng hội “Như Tây Du học”-hội này được tài trợ bởi một số ông quan và cựu quan lại triều đình Huế cộng với những doanh nghiệp nước Nam tài trợ, học bổng này lớn hơn số tiền kia-thì nay không được nhận nữa vì giữa Đông Dương và Pháp không còn liên lạc tài chính nữa! ). 1000 quan cũng tạm đủ sống, phiếu thuốc lá ai không hút có thể bán lại, tiền phòng khoảng 300 quan/phòng 20 m2, có bếp và vệ sinh chung, cả nước nóng! Giặt là có dịch vụ tận nơi, tốn tiền hơn một tý thôi, sữa tươi cũng bán tận phòng hàng sáng, có dịch vụ dọn phòng, để giày ra cửa có trẻ em đánh giày đều đặn…có vẻ chất lượng cuộc sống còn cao hơn lưu học sinh Đông Âu sau này! Việc học tập cũng không bị ảnh hưởng nhiều, miễn là cấm tuyệt đối tuyên truyền chống Pháp! 
Cứ tưởng phụ nữ Đức là xấu nhất châu Âu, tuy vậy hồi đó có phong trào trai Pháp (nổi tiếng đẹp trai hào hoa đấy?) mê đắm gái Đức trong quân đội, gọi họ là “Feldgrau”-là màu xanh ghi của đồng phục Đức. Họ mê bởi vẻ cao ráo, rắn rỏi của mấy ả này, mê nhất là những bộ quân phục-tất cả đều may đo! Còn gái Pháp ngược lại, tránh xa quân Đức, “SA” thì còn đỡ, chứ “SS” là thứ dữ khét tiếng…
Lạc đề một chút, chứ dân Pháp đa số vẫn ngấm ngầm căm ghét Đức, kháng chiến do Jean Moulin và Aubrac lãnh đạo rút về chiến khu vùng rừng núi (kiểu bưng biền nhà mình, vùng không có cây to, thường ở chân núi) để tiến hành chiến tranh du kích. Tướng De Gaulle rút sang Anh, kêu gọi thành lập quân đội từ Anh để chuẩn bị về nước giải phóng lãnh thổ. Ở Paris vẫn thường xuyên có “maquisarde”-những người từ chiến khu về hoạt động-bài hát nổi tiếng của họ bị Đức nghiêm cấm là “Le chant des partisans” (https://www.youtube.com/watch?v=RyI4OkYDnwg)
Họ hay ném lựu đạn vào sĩ quan Đức hay bắn ám sát quân Đức, kiểu “biệt động” đấy, quân Đức căm lắm và đưa ra cách xử lý sau: chúng lên danh sách mỗi quận 100 người, danh sách này treo khắp nơi, nếu cứ có vụ ám sát Đức nào xảy ra ở quận nào, thì Đức sẽ lôi một người trong danh sách ra xử bắn công khai ngay lập tức, khỏi phải tòa án gì hết! Danh sách này phần nhiều là người gốc Do Thái, nhưng cũng có lần một người gốc Việt bị lọt vào danh sách, và đã bị hành quyết!
Đài Đức thì suốt ngày phát bài “Die Faehne hoch!” (Giương cao những ngọn cờ!): https://www.youtube.com/watch?v=PpKVvPrDzpg, và lính Đức thường xuyên vừa đi vừa hát. Đài Anh thì phát bài “Radio Paris ment” (đài Paris nói dối-đài Paris là của Đức đấy…) chế diễu:https://www.youtube.com/watch?v=tHQzZClpL9o . Nhà nào nghe đài Anh mà bị Đức phát hiện thì bị bắt ngay-nên người Việt cũng như người Pháp, phải nghe lén lút để biết tình hình kháng chiến và chiến sự của phe đồng minh với Đức trên các mặt trận. Thường xuyên có báo động, máy bay Anh bay hàng đàn từ London sang oanh tạc Paris (tuy vậy chủ yếu ném bom những cơ sở công nghiệp ở ngoại thành thôi, chứ nội thành không bị ảnh hưởng nhiều), mỗi lần như vậy dân cư đều chạy xuống tầng hầm các tòa nhà để nấp, khi nào nghe còi báo an thì lại lên, cuộc sống giống Hà Nội 1972. Còn Đức thì nã pháo thẳng sang London từ bãi biển Normandy, qua eo biển Măng-sơ. Nhưng có lần quân Đức thị uy, bắn thẳng từ vườn Luxemburg sang London bằng đại pháo, giữa đêm tiếng nổ kinh hồn…
Sau khi thấy Đức thất bại nặng nề trên mặt trận với Liên Xô, đang bị đẩy lùi toàn diện, vào ngày…quân đồng minh mở chiến dịch đổ bộ lên bãi biển Normandy, đánh quân Đức trên đất Pháp, Mỹ và Anh uân đi trước, quân của De Gaull do Leclerc dẫn đầu thì đi sau (vì không có không quân trợ lực). Lúc này Đức có dấu hiệu “loạng choạng” rồi, Quân kháng chiến tại Pháp thì bao vây cản đường quân Đức rút, nhất là xung quanh Paris, để chờ đồng minh đến tiêu diệt (nhiều sinh viên, lính thợ Việt đã tham gia dựng chướng ngại vật để cản đường lui của Đức!).
B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy0wOE5sVlpZc1FaTS9WTTVpak5OZnBXSS9BQUFBQUFBQVRVWS9ZRnVLc0hONmdHby9zMTYwMC9DaGklRTElQkElQkZuJTJCcyVFMSVCQiVCMSUyQnRyJUMzJUFBbiUyQlBhcmlzLmpwZw==
chiến trận vẫn xảy ra ở đường phố Paris
123NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.