ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,691,518,367
Stories: 8,402,763
Profile image
0
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 40
Bạn có phải là một người tốt?
Tuesday, June 9, 2015 12:01
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nhưng xin lỗi, ai mới là người có lỗi về chuyện cứu trợ vô trách nhiệm? Về việc một số tổ chức lợi dụng? Tôi biết điều tôi nói đây sẽ khiến nhiều người nhảy đựng lên, nhưng vấn đề nằm ở những người cho! Nếu những người đóng góp muốn có bản quyết toán, quan tâm đến việc tiền của mình được sử dụng ra sao, thì các tình huống như vậy đã ít hơn. Một ông đến chỗ chúng tôi và cho một triệu zloty để xây giếng nước ở Sudan, nhưng chúng tôi ký hợp đồng đàng hoàng và trình cho ông ấy bản quyết toán đầy đủ.
Nếu anh cho tùy tiện thì người ta cũng chi tùy tiện. Nếu anh cho hợp lý thì tiền sẽ được chi hợp lý. Hợp lý nghĩa là gì? Điều này đòi hỏi nỗ lực, đi lại, kiểm tra, quan tâm. Sự chú tâm đến nó. Chứ không phải là giả vờ làm những cử chỉ cao đẹp, ném ra cả đống tiền bằng phản xạ của trái tim bởi đứa trẻ mồ côi khiến tôi xúc động. Chúng ta cho rằng bản thân việc cho tiền đã cao đẹp đến mức có thể miễn trừ mọi nỗ lực khác. Chỉ cần cho tiền và cả thế giới phải lấy làm hạnh phúc.
Sở hữu tiền bạc là một trách nhiệm. Một người được may mắn trong cuộc sống và phải có trách nhiệm chia sẻ. Chia sẻ một cách thông minh.
May mắn?
Tôi cố ý dùng từ này. Tất nhiên, có thể nói: tôi giỏi, tôi chăm chỉ, vì thế tôi có được như vậy. Nhưng đó không phải là toàn bộ sự thật của cuộc sống. Bởi nhiều người từ điểm xuất phát đã được cuộc đời ban tặng rất nhiều: một nơi sinh tốt hơn, trong nhà đầy sách, vốn văn hóa, hay có thể bố mẹ có những người quen biết xin việc cho, rồi sau đó nhờ thông minh và chăm chỉ tôi thành công ngoạn mục… Dẫu sao đi nữa thì người đó cũng có nhiều cơ hội. Nhưng có những người không nhận được những cơ hội ấy hoặc họ rất bị hạn chế. Họ giỏi, chăm chỉ, mặc dù vậy họ không thành công.
Ví dụ, tôi là một người rất may mắn, tôi được số phận ban tặng rất nhiều và tôi coi điều này là một món nợ.
Cứu trợ là sự chọn lọc, lựa chọn. Đôi khi tàn nhẫn.
Sự chọn lọc?
Lần đầu tiên tôi phải đưa ra một quyết định là ở Sarajevo, xe tải của chúng tôi đến đó, tôi phải giải quyết một số việc trong thành phố và chúng tôi đã chuẩn bị lên đường. Tôi trở về xe và thấy một phụ nữ ngồi trong đó cùng với một bé trai và hai cái va li. Cô van xin chúng tôi mang cô đi khỏi Sarajevo. Và… anh biết đấy… tôi phải đuổi cô ấy xuống xe. Bởi chúng tôi đi cùng với một toán quân Serbia và nếu không có họ thì chúng tôi không đời nào vào được Sarajevo. Thế là tôi đuổi cô ấy xuống giữa trời tuyết, tôi đã bỏ lại đứa trẻ giữa lòng chiến trận. Tôi luôn nghĩ về người phụ nữ này, không biết cô có sống sót không. Và về cậu bé. Anh biết không… cô ấy… quỳ giữa tuyết… và van xin tôi. Còn tôi…
Lần đầu tiên tôi thấy bà khóc. Điều này không hợp với bà chút nào.
Tôi nhớ tiếng khóc của cô ấy. Tóc cô ấy đen. Tôi nhớ người phũ nữ đã quỳ xuống và hôn chân tôi. Đúng thế. Và cậu bé ấy, kêu khóc ở đó…
Cứu trợ không phải là một câu chuyện cổ tích, tôi đã hiểu ra điều này. Sẽ không dễ chịu và phải mạnh mẽ về tâm lý.
Phải tàn nhẫn.
Anh có thể gọi nó như vậy. Tôi muốn dùng từ này hơn: cương quyết. Để cứu trợ, cần có một điều gì đó bề ngoài có vẻ như trái ngược với đặc thù của nó – chính là cái đầu lạnh. Khoảng cách.
Bà nổi tiếng về điều này. Tôi luôn ngạc nhiên khi thấy bà thường lạnh lùng đến thế khi kể về những người mà bà giúp đỡ.
Tôi tỉnh táo.
Tôi không thể giúp tất cả mọi người. Tôi phải chọn lựa. Và khi đã chọn lựa thì thực hiện một cách tốt nhất.
Chỉ có người như bà mới có thể cho phép mình đuổi một người phụ nữ ra khỏi xe. Bởi bà làm những việc khác quan trọng hơn. Nhưng tôi thì không thể cho phép mình làm như vậy mà đạo đức không tan nát. Và cũng thế, tôi không thể lướt qua những người ăn xin ngoài phố một cách thờ ơ mà không cho họ tiền. Đây chính là sự khác biệt giữa chúng ta.
Vậy thì anh hãy bắt tay vào làm điều gì đó quan trọng đi! Hãy để tâm vào đi!
Anh muốn cư xử một cách có đạo đức và anh cảm thấy cực kỳ khó xử khi đi ngang qua những người ăn xin, điều đó nghe thật là hay. Sự cảm thông, mẫn cảm, vân vân và vân vân. Nhưng đó thật ra là những tình cảm yếu đuối và không nhất thiết hữu ích trong việc cứu trợ thực sự. Tôi nhớ một cô gái, đã được huấn luyện và chuẩn bị, nhưng khi nhìn thấy lũ trẻ mặc áo rách và quần thủng đít chạy theo cô ấy và kêu la: „Cho em một đồng” thì cô ấy bắt đầu phân phát hết không chỉ kẹo và tiền mà tất cả những gì cô ấy có trong người, vừa cho vừa khóc. Chúng tôi đưa cô ấy về trại và phải rút cô ấy khỏi Sudan. Đó không phải là đất nước dành cho cô ấy.
Phải khiến những người như thế trở nên mất cảm giác, theo một nghĩa nào đó?
Anh có thể gọi như thế. Tôi thì sẽ nói là: làm cho họ trở nên thực tế.
Người ta tưởng tượng rằng khi đứa trẻ ăn xong cái kẹo, nó sẽ vui vẻ. Nhưng cả đám đông trẻ con chạy theo họ và cũng muốn thế. Chúng bắt đầu đánh nhau vì kẹo, đứa trẻ nào đó bị ngã, những người lớn ở đó nhìn thấy và cho rằng „kẻ thực dân trắng” muốn làm điiều có hại cho đám trẻ. Một bi kịch được bày sẵn.
Một người quen có lần kể cho tôi nghe ông đi tham quan ở Ấn Độ và khi nhìn thấy sự nghèo đói ở đó, ông đã thực sự xúc động. Sự thấu cảm, phản ứng của trái tim, và những cảm xúc dâng trào khác như anh vẫn yêu thích. Ở một địa danh du lịch ông gặp một cô bé xinh xắn dễ thương và cho cô bé kẹo, cô bé dẫn ông về nhà, ông trò chuyện với bố mẹ cô bé. Họ không muốn xin tiền, nhưng mơ ước có một quầy hàng nhỏ và họ cần có một cái xe bò. Ông đã mua xe bò cho họ.
Đó chắc là một sự giúp đỡ sáng suốt?
Phải. Có thể nói rằng ông đã xử sự đúng mẫu. Cho cần câu chứ không cho con cá. Và ông rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo. Chúng chuyên lừa những khách du lịch giàu có, nhưng chúng biết xin tiền đã trở thành một việc đáng ngờ, nên chúng nghĩ ra câu chuyện về quầy hàng và cái xe bò. Có thể nói chúng đã điều chỉnh món hàng thị trường của mình cho phù hợp với trí tưởng tượng của một khách du lịch phương Tây được dạy dỗ tử tế về xã hội. Tất nhiên là chúng bán lại cái xe bò ngay lập tức, chúng đã thỏa thuận trước với người bán rồi.
Việc giúp đỡ có hiệu quả không? Đó là câu hỏi quan trọng nhất. Chúng ta hãy kết thúc lớp vỡ lòng về cứu trợ.
Nhưng thế thì sao chứ? Dẫu sao họ vẫn nghèo khổ thật mà.
Tất nhiên. Nhưng bằng cách đó họ học được rằng có thể kiếm tiền nhờ lừa đảo. Và điều đó làm hỏng họ. Không ai nói với tôi rằng lừa đảo lợi dụng sự giúp đỡ có thể mang lại điều gì đó tốt lành.
Bà nói gì với ông người quen?
„Chính ông có lỗi. Cô bé làm ông xúc động và ông không tìm hiểu gì thêm về gia đình nó. Nếu là tôi thì tôi sẽ không làm vậy. Ở đó có hàng xóm, các tổ chức địa phương, ông có thể mở miệng hỏi trước, xem những người ấy có cần giúp thật không.”
Để kiểm tra, ông ta sẽ phải tách ra khỏi đoàn tham quan và ở lại thêm hai ngày.
Chính thế. Phải chú tâm một cách NGHIÊM TÚC. Còn chúng ta thì thường muốn sửa chữa thế giới khi thể nghiệm những xúc cảm nhất thời.
Người Ba Lan có tốt không?
Người ta nói chung không xấu, chỉ có điều đôi khi họ thiếu kiến thức. Nếu giải thích cho họ, họ sẵn lòng thay đổi. À, đúng vậy, bây giờ mọi thứ đều rõ ràng”.
Ở Wrocław, trong sân chơi công cộng, Natalka, một bé gái mắc chứng tự kỷ túm áo một cậu bé. Bố cậu bé làm om sòm lên. Mẹ Natalka xin lỗi và giải thích rằng con mình bị tự kỷ. Ông bố kêu lên: „Cô hãy đi khỏi đây, nếu con cô bị bệnh thì nó đừng đi ra chỗ công cộng và đừng làm phiền những đứa trẻ khỏe mạnh”. Bà sẽ giải thích cho ông ấy rằng ông ấy làm như thế là sai như thế nào?
Prev123NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.