Đừng để trẻ thành thùng chứa kháng sinh – Nghi can chứng tự kỷ và tăng động ở trẻ ấu nhi
Monday, June 8, 2015 21:45
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Hồ Thị Hải Âu
Mình đã đau đáu để viết về vấn đề này từ rất lâu, trong nỗi niềm tràn đầy thương cảm với những bố/mẹ và những cháu bé có dấu hiệu tự kỷ/hoặc tăng động.
![]() |
Các học sinh của Trường Giáo dục chuyên biệt Khai Trí trong ngày khai giảng – ảnh Hoàng Triều |
Mình thao thiết muốn chia sẻ những hiểu biết của bản thân trong quá trình trải nghiệm nuôi dạy con, quá trình vượt thoát lên tình trạng sơ sinh không hoàn hảo của bé Khuê, để giúp con từ từ lớn lên trong cân bằng và mạnh khỏe: cả về thể chất cũng như sức khỏe thần kinh.
Từ trải nghiệm đầy dấn thân, mình nhận ra rằng, một chế độ nuội dưỡng từ nhũ nhi/ ấu nhi có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai – phẩm chất của bản thể đứa trẻ về lâu dài (nếu không muốn nói là mãi mãi)! Do đó, mình không cho phép bản thân trì hoãn hay mắc sai lầm nhiều lần. Bởi, trong khi (nếu) mình xem nhẹ chất lượng chăm sóc đúng cách và hợp với tự nhiên, thì thời gian vẫn trôi và đứa trẻ vẫn phải đáp ứng để lớn …. Và, những thiếu hụt, sai lầm trong nuôi dưỡng và huấn luyện của bố/mẹ khi trẻ còn nhũ nhi/ấu nhi, sẽ ghi lại dấu ấn trong bản thể chúng, khó chỉnh sửa (hoặc mất rất nhiều công sức để chỉnh sửa) khi chúng đã phát triển hoàn thành!
Trong quá trình chăm sóc, nuôi con và đặc biệt là thời gian gần đây… mình gặp nhiều trẻ nhỏ (đặc biệt là trẻ trai) mắc chứng tự kỷ/ hay tăng động. Thực trạng ấy ngày càng phổ biến. Ngoài yếu tố hiếm gặp là bệnh mang tính lịch sử gia đình/gia tộc, thì căn nguyên gây bệnh khá mơ hồ, nghĩa là y học khó chỉ định những dấu hiệu cụ thể trên cấu trúc sinh học/bệnh lý rõ ràng gây nên bệnh. Như vậy, rất có thể nó mang đậm dấu ấn của quá trình nuôi dưỡng và môi trường sống của mỗi cá thể. Điều này rất thuyết phục, vì tự kỷ và tăng động hoặc những sang chấn tâm lý đều là vấn đề của hệ thần kinh trung ương. Mình đúc kết ra những số mẫu số chung ở những trẻ tự kỷ/tăng động, như sau: • Trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái (do quá trình hoàn chỉnh hệ thần kinh trung ương của trẻ trai chậm hơn trẻ gái, nên dễ bị tổn thương hơn trong quá trình hoàn chỉnh) • Căn bệnh này thường gặp ở trẻ các nước phát triển hơn là tại những nước nghèo! • Trẻ em ở các đô thị bị mắc nhiều hơn trẻ nông thôn, • Trẻ trong những gia đình bố/mẹ có học vấn/điều kiện kinh tế tốt bị mắc nhiều hơn trẻ ở những gia đình khác. • Trẻ em VN thời hiện đại mắc nhiều hơn/ tăng tiến dần theo thời gian thời những năm 60-70-80..
Những điều này cho mình một gợi ý rất đáng lưu ý về giá trị lớn của việc nuôi dưỡng và môi trường có tác động mạnh mẽ lên sự hoàn chỉnh và lành mạnh của não bộ và hệ thần kinh trẻ.
Một manh mối đáng lưu tâm đó là: việc đặt niềm tin quá mức vào “quy trình nuôi con theo những phát minh thời đại cộng nghiệp”; việc sử dụng nhiều sản phẩm công nghiệp, một môi trường gia đình bị sản phẩm và lối sống công –nghiêp- hóa xâm lấn, đồng nghĩa với việc môi trường của trẻ bị mất cân bằng thiên nhiên, thiếu hài hòa, thân thiện với quy luật của thiên nhiên… vân vân, là những tác nhân dấu mặt, gây nên chứng bệnh, căn bênh tự kỷ/tăng động… và nhiều lệch lạc về sức khỏe thần kinh khác nữa!
Có nhiều câu hỏi của nhiều bà mẹ trẻ về cách thức làm sao để đưa đứa trẻ từ 3 – 4 -5 – đến 11 – 12 tuổi của họ vào nề nếp, tính tập trung và kỷ luật? Những lúc ấy, mình muốn buột mồm hỏi: bạn đã làm gì khi con bạn ở giai đoạn nhũ nhi?
Những nguy hại về sức khỏe dinh dưỡng, sức khỏe giới tính và sức khỏe thần kinh lên nhũ nhi/ấu nhi từ nhiều sản phẩm công nghiệp là quá rõ ràng, nhưng những lời quảng cáo ngọt ngào kèm theo hiệu quả trong việc giải phóng vai trò làm mẹ, bảo vệ nhan sắc người mẹ… dường như khiến những sản phẩm công nghiệp của Bà – mẹ – thị – trường có sức hấp dẫn thật khó cưỡng!
Khi Khuê bốn tháng tuổi, mình đã mắc một sai lầm!
Hôm đó, khi thấy bé sốt, kèm nôn trớ ào ạt, không kiểm soát , nhiều hơn mọi ngày; kèm giật choàng, mắt trố miệng chúm chím… triệu chứng mình chưa gặp bao giờ. Lo lắng và có phần mất bình tĩnh, mình ôm con đến viện Nhi trung ương để khám cấp cứu.
Bệnh viện rất đông bệnh nhi và người nhà bệnh nhi đông gấp 2-3 lần (vì bệnh nhi nào cũng có từ 2-3 người thân đi kèm) nên mật độ người trong viện là rất lớn. Phải xếp hàng khá lâu mới đến lượt khám, và kết quả sau khám của bé, như sau: bé sốt mọc răng, kèm theo tình trạng thiếu hụt nhẹ can xi nên có triệu chứng giật choàng, miệng chúm chím (nếu bố mẹ không chú ý, sẽ bỏ qua triệu chứng thoáng qua này, và tình trạng thiếu can xi sẽ biểu hiện ở mức độ cao hơn, với triệu chứng rụng tóc , tóc dựng.. vân vân)
Điều phục những rắc rối do mọc răng và thiếu hụt can xi bằng các phương pháp tự nhiên thì không khó, nhưng do thời điểm đó, mình thiếu hiểu biết những kiến thức cơ sở về khoa học và nuôi nhũ nhi, cộng với tâm lý “cứ vào bệnh viện là mọi bệnh tật sẽ được chữa hết” đã dẫn mình đến một sai lầm cơ bản trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhũ nhi: Đưa con đi bệnh viện khi chưa cần thiết, nên đã khiến cơ thể trẻ bị PHƠI NHIỄM BỆNH NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN (lây chéo bệnh nhiễm khuẩn, vi rút tại bệnh viện, một thực tế khó tránh khỏi tại các bệnh viện VN)
Một ngày, sau khi đi khám bệnh ở viện Nhi Trung ương về, Khuê bị sốt cao, khó thở và được chẩn đoán là nhiễm khuẩn đường hô hấp, rồi viêm phổi. Diễn tiến bệnh nhanh, phức tạp do kết hợp với việc mọc răng/hệ miễn dịch bị suy giảm.
Bác sĩ Tâm (BS chuyên khoa 2 về hệ hô hấp, bệnh viện phòng chữa Lao TW) được mình chọn để thăm khám/ điều trị cho Khuê, nói: “Trên thực tế ở HN, trẻ nhũ nhi và ấu nhi trung bình một năm mắc viêm đường hô hấp ở các cấp độ từ 3-4 lần, nhiều cháu lên tới 5-6 lần là bình thường. Riêng cháu Khuê là ca khó, thì sự thể có khi còn tệ hơn!”
Mình không có thời gian để ngồi khóc, than vãn hay tâm sự nỗi lo lắng cùng ai!
Mình bắt tay vào tìm hiểu nguyên nhân và loại trừ dần những nguyên nhân là thủ phạm khiến nhũ nhi hay mắc các bệnh khá thông thường như viêm đường hô hấp và rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tình trạng, chúng trở thành cái thùng chứa kháng sinh do những quyết định mang tính “giải quyết tình huống” của bác sĩ và bố/mẹ.
Mình phát hiện ra, những nguyên nhân điển hình khiến trẻ nhiễm lạnh do nước, gió lùa, mặc phong phanh vào mùa rét… là điều dễ tránh. Thực tế, trẻ nhũ nhi bị nhiễm lạnh và viêm phế quản, nhiều phần do được chăm sóc quá mức và không khoa học: 1/ Nhũ nhi được quấn quá nhiều quần áo đẹp/may bằng chất liệu vải tổng hợp… trong một căn phòng đủ ấm áp thì việc quấn nhiều đồ, bao tay, bao chân kín mít … khiến nhiệt độ thân thể trẻ tăng cao, gây đổ mồ hôi… rồi trẻ bị ngấm ngược mồ hôi… dẫn đến tình trạng trẻ nhiễm lạnh.
GIẢI PHÁP: Mình kiên quyết loại bỏ hết những đồ mặc cho bé bằng vải sợi tổng hợp, dù kiểu cách và mầu sắc đẹp đến đâu cũng không bị hấp dẫn (không thoát khí tốt và không thấm nước/mồ hôi). Tập quán dùng quần áo cho nhũ nhi/ấu nhi may bằng vải tổng hợp (Polyester) là rất phổ biến ở các bố/mẹ VN
Tuy nhiên, phải nhìn nhận hiện tượng đổ mồ hôi (mà người lớn gọi là đổ mồ hôi trộm) là một quá trình lành mạnh và tất yếu để cơ thể trẻ thực hiện trao đổi chất mạnh mẽ. Do vậy, người mẹ phải có thói quen kỷ luật là thăm khám lưng của bé thường xuyên (một vài tiếng đồng hồ / lần) để lau thấm mồ hôi do cơ thể trẻ bài tiết (dù là ngày hay đêm) Có câu: “Giữ cho cái đầu luôn mát và lòng bàn chân luôn ấm” được hiểu là một chỉ dẫn rất khoa học. Mình quan sát nhiều bố/mẹ rất chăm con, nhưng bỏ sót một chi tiết là phải luôn giữ cho lòng bàn chân của trẻ không bị nhiễm lạnh triền miên, tích tụ, do trẻ chạy nhảy trên sàn đá gra-nít/ sàn gỗ lạnh… dù là giữa mùa hè!