ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,687,743,237
Stories: 8,390,202
Profile image
1
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 18
Các vị Thần trong Huyền Thoại Ấn Độ
Monday, December 14, 2015 0:20
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1FS3JaRlZKWXFYdy9WbTVxVzZ1dHhuSS9BQUFBQUFBQWFmQS9lOVByYzBUbExNWS9zMTYwMC9kaWV1LWluZGUuZ2lm
Thế là Shiva làm tình với Parvati suốt một ngàn năm Không chịu xuất tinh. Với tính cách một tổ sư Yoga, Shiva cho thấy khả năng siêu quần của mình trong một kỹ thuật cơ bản của các nhà Yogi là phép bế tinh … 
Khi bước vào Viện Bảo Tàng Sài Gòn, những cổ vật đầu tiên mà chúng ta nhìn thấy chính là những tượng thần của huyền thoại Ấn Độ như Thần Vishnu, Nữ Thần Lakshmi và vị Thần đầu voi Ganesh. Rồi khi cách đây vài tuần, Viện Bảo Tàng Á Châu Guimet ở Paris làm một cuộc triển lãm tranh tượng cổ Việt Nam, thì một phần quan trọng của các hình tượng được trưng bày cũng lại liên hệ đến huyền thoại Ấn Độ …
Thật ra, huyền thoại Ấn Độ cũng như Ấn Giáo ảnh hưởng sâu xa vào văn hóa của một phần lớn nhân loại. Ai cũng biết Phật Giáo mang nhiều dấu tích của Ấn Giáo không những trên mặt biểu tượng, nghệ thuật, mà cả trên khía cạnh giáo lý. Nhiều tượng Quan Thế Âm Bồ Tát mang biểu tượng của Thần Shiva (như da hổ quấn quanh người …) trong khi Đức Phật Thích Ca được coi như hóa thân thứ 9 của Thần Vishnu !
Quay về phương Tây, người ta tìm thấy những dấu tích của Ấn Giáo trong các huyền thoại Hy Lạp, La Mã, Germanique, Celte v. v… Một học trò của Dumezil tìm ra trong một « liệt truyện » (chanson de gestes) được truyền tụng từ thời xa xưa trong vùng Narbone ở miền Nam nước Pháp những điểm tương đồng rõ rệt với huyền thoại Mahabharata của Ấn Độ mặc dù Narbone cách Ấn Độ hơn bảy ngàn cây số ! Trên khía cạnh ngôn ngữ, có rất nhiều yếu tố tương đồng dễ nhận ra giữa các tiếng Anh, Đức, Pháp …, cổ ngữ La Tinh, Hy Lạp, và tiếng Sanskrit. Ngày nay, sự kiện văn hóa của toàn Âu Châu, trừ vài khu vực hạn chế, bắt nguồn từ Trung Á và Ấn Độ, đã được thừa nhận. Người ta gọi đó là văn hóa Ấn Âu.
Mặt khác, tại vùng Trung Đông, Ấn Giáo đã qua Ba Tư ảnh hưởng sang Babylone, để đưa nhiều yếu tố thâm nhập vào Do Thái Giáo, đặc biệt khi người Do Thái bị lưu đày ở Babylone, và khi nước họ bị Babylone, rồi Ba Tư, đô hộ.. Ảnh hưởng ấy truyền sang các hậu thân của Do Thái Giáo là Ky Tô Giáo và Hồi Giáo. Thí dụ điển hình nhất của ảnh hưởng này là giá tri biểu tượng gán cho con số 7 (xem loạt bài « Sáng Thế Ký đọc bởi một người Việt Nam» trong Thế Kỷ 21 các số 177-178, 179 và 189-190). Tầm quan trọng của số 7 được nhận thấy từ Ấn Độ cho đến khắp các lục địa Âu, Mỹ, Úc Châu, toàn vùng Trung Đông và Phi Châu, rồi sang đến phương Đông khắp từ Tây Tạng cho đến Nhật Bản, xuống vùng Đông Nam Á, tức các vùng đất mang ảnh hưởng Hồi Giáo, Ky Tô Giáo hay Phật Giáo … Một biểu tượng khác dễ nhận ra là việc sử dụng Tứ Đại : đất, nước, gió, lửa, có khi thêm Không Đại để thành Ngũ Đại (hay giữ nguyên Tứ Đại với quan niệm « Tứ Đại giai Không »). Hệ thống biểu tượng này xuất phát từ văn hóa Aryen và thông dụng trong khắp các vùng địa cầu vừa kể trên. Khi kiếm sư Myamoto Musashi của Nhật viết Ngũ Hành Thư (Go Rin No Sho) vào thế kỷ 16, ông không dùng Ngũ Hành : kim mộc thủy hỏa thổ, của Trung Hoa (như tên sách có thể khiến ta lầm lẫn), mà lấy Ngũ Đại của Ấn Độ để làm căn bản cho tác phẩm lừng danh của mình (xem http://perso.wanadoo.fr/nguyen.hoai.van/Ngu-Hanh-Thu.htm). Ở thời chúng ta, khi mở một quyển chương trình TV hay một tạp chí Âu Mỹ vớ vẩn nào, ta cũng nhận thấy trang tử vi lý số. Trong lãnh vực này, cũng như trong khoa học Âu Tây trước thế kỷ 18, Tứ Đại cũng lại là nền tảng, mặc dù trong đa số trường hợp, người ta không còn ý thức được lý thuyết ấy từ đâu đến.
Tóm lại, ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ thâm nhập từ kiếm sư Musashi « thập bộ sát nhất nhân » của xứ Phù Tang cổ thời, cho đến bà thày bói ở đầu đường ngày nay, từ vị Lạt Ma Tây Tạng vẽ bùa niệm chú trên Hy mã Lạp Sơn cho đến chú Mẽo nhóc tì ở ngoại thành Los Angeles đọc Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn, Đôi Hia Bảy Dặm, xem phim hoạt họa Lion King với chàng Simba, chữ có nghĩa là sư tử trong tiếng Sanskrit, hay phim Tarzan với khỉ Chitta, trong Sanskrit có nghĩa là « Tâm » (« tâm khỉ vượn » đấy mà !). Thậm chí từ người nhạc trưởng giàn nhạc Đại Hòa Tấu thành Vienna, thả hồn theo âm giai bảy nốt, cho đến chị bán hàng xứ Senegal nghèo túng, nai lưng quần quật suốt cả tuần bảy ngày không nghỉ, cũng không thoát khỏi con số bảy của truyền thống Ấn Độ !
Đó là chưa kể đến những « thảo trình » tâm lý chìm sâu trong tiềm thức của mỗi người chúng ta, mà các huyền thoại cũng như cổ tích, trong đó huyền thoại Ấn Độ phải được xếp vào hàng quan trọng nhất, là những cách diễn đạt. Chúng ta hiểu được vì sao nhiều nhà Tôn Giáo, kể cả một số Đạo Sĩ Hồi Giáo từ sau Al Biruni (973-1050), đã gọi Ấn Giáo là « Tôn Giáo Nguyên Thủy », là « Đạo của Tổ Phụ Adam », là « Mẹ của các Tôn Giáo » …
Trong loạt bài này chúng ta sẽ lướt qua vài khía cạnh lý thú của Ấn Giáo, qua câu chuyện của một số vị Thần quan trọng cũng như hai huyền thoại nền tảng : Mahabharata và Ramayana. 
BA TRĂM TRIỆU VỊ THẦN ! 
Nói rằng chúng ta sẽ chỉ « lướt qua một phần » vì một lý do đơn giản : một đời người cũng không đủ dài để nghiên cứu Thần thoại Ấn Độ. Người ta ước lượng Ấn Độ có khoảng 300 triệu vị Thần ! Thế nhưng lại không thể nói Ấn Giáo thực sự là một tôn giáo đa thần. Lý do vì tất cả mọi vị Thần đều xuất phát từ một « Đại Hồn » duy nhất, gọi là Brahman. Mọi người trong chúng ta cũng đều là sự thị hiện của Brahman. Trong bản chất, chúng ta không khác với Thần Thánh. Nhớ lại trong Gioan 10:34, Đức Ky Tô đã trích dẫn Thánh Vịnh 82, để nói rằng : « các anh đều là những vị Thần », không kể những đoạn Ngài khẳng định con người làm một với Ngài và Ngài làm một với Thiên Chúa, tức con người làm một với Thiên Chúa, con người là Thiên Chúa … Đi xa hơn một chút, mọi sự hiện hữu đều là những hình bóng của Brahman, kể cả súc vật, cây cối, gỗ đá, v.v… Brahman là sự hiện hữu duy nhất. Ngoài Brahman, không có sự hiện hữu nào khác. Trong Thánh Kinh (Exode 3:14), khi Thiên Chúa phán rằng “ta là Hiện Hữu” (Ayeh Acher Ayeh), Ngài đặt con người, cũng như mọi sự vật, trước một vấn nạn : nếu con người, tự cho là mình hiện hữu, và khẳng định sự vật hiện hữu, thì con người cũng như sự vật đều chỉ có thể hiện hữu qua Thiên Chúa, trong Thiên Chúa, vì Ngài LÀ Hiện Hữu. Sự vật vô tri đương nhiên là không màng đến vấn đề này. Nhưng đối với con người, hiện hữu luôn là mối ưu tư nền tảng. Con người tự cho là mình hiện hữu, nhưng con người có thực sự hiện hữu hay không ?
BRAHMA, VỊ THẦN SÁNG THẾ :
Ấn Giáo không đặt nặng vấn đề « Sáng thế » như trong truyền thống Do Thái – Ky Tô – Hồi Giáo. Khi Brahma thở ra thì một vũ trụ nảy sinh, Brahma thở vào thì vũ trụ ấy hoại diệt. Cũng có khi người ta cho rằng Shiva mở mắt thì một vũ trụ sinh ra, và nhắm mắt lại thì một vũ trụ tiêu diệt. Thuyết khác cho rằng vũ trụ vạn vật chỉ là giấc mơ của Vishnu. Bộ ba : Brahma, Shiva và Vishnu là một loại Chúa Ba Ngôi, một mà ba, ba mà một, gọi là Trimurti.. Ba Ngôi Vị này có thể được tập hợp trong một thực thể duy nhất, nhưng để dễ truyền đạt thông điệp giáo hóa, lại thường được phân ra làm ba nhân vật, mỗi vị có một « đời sống » biệt lập. 
Brahma là vị Thần sáng tạo, đem sự vật từ trạng thái hỗn nguyên vô định sang trạng thái cá thể phân biệt. Brahma sanh ra từ một quả trứng vàng kết tinh trong lòng biển « Vô Xứ », hay, theo một truyền thống khác, nảy sanh trong một đóa sen nở ra từ cái rốn của Vishnu, trong khi Vị này nằm ngủ trên mặt biển. Phải chăng cuộc sống cũng như vũ trụ phân biệt trong bản chất chỉ là một giấc mơ (Vishnu ngủ mơ thấy vũ trụ), nảy sanh từ tính chấp ngã, từ sự chiêm ngưỡng cái rốn của mình (hoa sen nở từ rốn của Vishnu cho ra Brahma ). Mơ ngủ cũng là VÔ MINH, nên sự vật trong căn bản không có thực tánh, mà chỉ là hệ quả của vô minh, một quan niệm sau này được lập lại trong Phật Giáo.
12345NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.