ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,690,358,701
Stories: 8,399,089
Profile image
0
0
Tác giả: khatkhaoxanh
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 33
Ngọc cho đời
Saturday, March 26, 2016 20:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.

Tháng 10-1979, nhà văn Nguyễn Khải chuyển cả gia đình vào sống tại quận Tư thành phố Hồ chí Minh, giữa lúc anh đang nổi như cồn ngoài Hà Nội. Đó là thời gian báo chí nói nhiều về anh sau khi sách anh liên tục ra lò: tập bút ký Tháng ba ở Tây Nguyên, tập kịch Cách mạng, tiểu thuyết Cha và con và… Những năm này đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng, chiến tranh biên giới, bị cấm vận, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Câu ca Đầu đường đại tá bơm xe… xuất hiện vào thời này. Đại tá Nguyễn Khải không phải đi bơm xe nhưng sống rất chật vật. Anh viết văn bằng tay, thường bò trên phản mà viết. Cuối năm 1983, gặp anh ở cuộc họp cộng tác viên báo Sài Gòn Giải phóng, anh nói nhỏ với tôi: “TX biết không, đêm qua mình thức viết đến hai giờ, đói quá, mờ mắt, phải buông bút đi nằm. Giá mà có được một lát thịt bò bít tết và mẩu bánh mì lúc đó thì mình đã viết xong cái mạch cảm hứng đang trào đến! Tiếc quá!”. Thương thay cho kiếp nhà văn! Chính tôi cũng nhiều lần như vậy. Vậy mà anh Khải vẫn viết đều đều, sách ra đều đều, cái nào cũng ngăn ngắn, dễ đọc, bán chạy. Anh sống giản dị, lúc nào ra ngoài cũng quần tây, thường là quần bộ đội, áo sơ mi trắng ngắn tay, dép rọ có quai hậu. Rất ít khi thấy anh mang giày, và mặc áo sơ mi tay dài, thắt cravat. Anh không nghiện ngập cà phê, thuốc lá, rượu bia, gái gú lại càng không! Uống một chai bia là anh ngừng, sợ say. Thỉnh thoảng anh nể bạn, nhận một điếu thuốc lá, trông anh cầm thuốc hút y hệt khi cầm đũa! Tôi biết anh Khải quý mến và thân tình với nhiều đồng nghiệp trong đó có nhiều người trẻ. Ai cũng bảo anh xứng đáng là người anh: chân thành, bao dung, biết vui mừng cho niềm vui của người khác. Những năm cuối đời, do bệnh tật, do khoảng cách (có thời gian anh về ở quận 12), anh ít gặp gỡ mọi người. Thế nhưng mỗi lần điện thoại với anh, anh em nói hoài không muốn dứt! Tháng Mười 2006, tôi mời anh đến dự Lễ ra mắt Quỹ Phát triển Tài năng Văn học của báo Sài Gòn Giải phóng- do tôi khởi xướng- anh vui lắm. Anh khen tôi hết lời, nhưng vì bệnh nên anh không đến dự được. Đầu Xuân 2007, tôi mời anh đến dự cuộc gặp mặt của Nhóm Văn chương Hồn Việt. Anh trả lời: TX ơi, mình rất phục ông và anh chị em trong Nhóm Văn chương Hồn Việt về tiêu chí giúp nhau sáng tác, cùng nhau làm việc nghĩa. Giá như mình mới ngoài năm chục tuổi, khỏe mạnh, thì mình xin tình nguyện theo Nhóm Hồn Việt!

Mới đó mà đã hai mươi lăm năm, kể từ lần đầu tiên tôi gặp nhà văn Nguyễn Khải! Một phần tư thế kỷ đã trôi qua! Mới đó mà đã đến giỗ Một trăm ngày anh Khải. Đôi mắt anh Khải đã vĩnh viễn khép lại rồi. Đám tang anh tôi chứng kiến từ đầu chí cuối, có hơn hai trăm sáu chục đoàn và cá nhân đến viếng. Tuy không đông về số lượng như một vài đám tang khác, nhưng điều đáng ghi nhận ở đây là: Những người đến viếng rất ít người vì ngoại giao, vì nghi lễ, mà hầu hết là vì thương nhớ anh, qúy trọng anh, đau buồn khi anh qua đời. Anh Khải đã sống và sáng tác hết mình, với cả tấm lòng thành luôn hướng về nhân dân, về dân tộc và đất nước. Những tác phẩm của anh để lại là tài sản quý giá của nền văn học, văn hóa Việt Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng Ba năm 2008

Nguyễn Khải thử phác họa một chân dung văn học

Mai Quốc Liên

Có lần, trong một cuộc trò chuyện giữa anh và tôi qua điện thoại, thường là hàng tiếng đồng hồ, đủ thứ chuyện trên đời, chẳng hiểu vì sao chúng tôi lại lạc vào Nguyễn Gia Thiều và Cung oán ngâm khúc. Đó là nhà văn trữ tình – triết học về nhân thế hay và lớn của văn học nước ta. Anh Nguyễn Khải đề nghị tôi tổ chức một cuộc hội thảo về Nguyễn Gia Thiều, và nếu cần, anh sẽ tài trợ. Tôi đoán chừng anh là hậu duệ của Nguyễn Gia Thiều chăng? Cái gène văn chương triết luận của anh có phải là sự kế thừa từ ông cụ tổ?

Con người nho nhã, có dáng của các “cụ đạo”, thế mà lại ham triết luận. Anh là người hay cả nghĩ, lo toan, hay “hiếu sự”, “gây sự” trong văn chương (trong đời thì có vẻ dút dát, cho qua để được yên thân). Nhất là từ sau 1975, nhiều tác phẩm của anh rất giàu tính triết luận.

Nhà văn viết là viết tư tưởng, suy tưởng của mình về cuộc sống. Mà cuộc sống của ta thì bề bộn bao nhiêu vấn đề. Từ chiến tranh sang hòa bình, chọn đường đi thế nào, người thành thị trí thức ở miền Nam nghĩ gì, làm gì trước biến cố lịch sử ghê gớm ấy…

Từ những sai lầm ấu trĩ về kinh tế tập trung – bao cấp chuyển qua kinh tế thị trường, mà vẫn kiên trì định hướng của xã hội chủ nghĩa, “tuy đích chưa đến, nhưng lòng hướng về” (Kinh Thi), có biết bao vấn đề tranh cãi, chọn lựa, nhận thức lại… Bên cạnh tính triết luận của tác phẩm, là tính đối thoại.

Trong các nhà văn sau 1945 cách mạng – kháng chiến – chủ nghĩa xã hội, Nguyễn Khải có lẽ là người duy nhất thực hiện được thành công tính đối thoại của tiểu thuyết hiện đại. Trong khi các nhà văn khác viết theo tuyến tính liền một mạch, thì Nguyễn Khải quanh co, khuất khúc hơn.

Các nhà văn khác ổn định hơn, cái nhìn, cách nhìn trong văn xuôi, định hình bởi những chân lý tuyệt đối, thì Nguyễn Khải có vẻ tương đối luận, và do đó dễ di chuyển điểm nhìn để có một sự tiếp cận đa dạng, nhiều chiều hơn với đối tượng miêu tả.

Trong khi vẫn là một nhà văn cách mạng (đi cách mạng từ 16 tuổi, qua bao chặng đường phức tạp, chông gai, phong phú của cuộc sống… mà lên đến bậc “thượng thừa” của văn chương cách mạng), Nguyễn Khải tỏ ra “sắc mắc” nghĩ ngợi, băn khoăn, hoài nghi, dày vò mình vì “những điều trông thấy” quá đỗi phức tạp, và thế là ông để nhân vật đối thoại với nhau, đối thoại với chính mình, nhân vật và tác giả không đồng nhất, mà nó được “khách quan hóa”, được “gián cách” và đôi khi lạnh lùng, “tàn nhẫn” một chút để nói lên sự thật.

Đối với nhà văn, thì sự thật là không khí. Vấn đề là cái nhìn, điểm nhìn. Nguyễn Khải có thể “lúc thế này, lúc thế kia” là vì phải đuổi theo cái sự thật luôn luôn biến đổi đến chóng mặt đó. Nhưng luôn luôn ông là người biết nghĩ và nghĩ đúng – Trong khi có người mệt mỏi và muốn phủ định cả cái chính nghĩa, cần thiết… của cuộc chiến tranh giành độc lập, cho là nó hao xương tốn máu vô ích, thì Nguyễn Khải – không phải vì hàm Đại tá quân đội – vẫn khẳng định tính tất yếu của cuộc chiến tranh ấy, bằng tác phẩm và bằng phát biểu.

Trong cuộc mạn đàm sau khi bỏ phiếu trao giải thưởng Văn học TP Hồ Chí Minh 2006, hội đồng ngồi lại với nhau, ông nói về cuộc chiến đấu ấy rồi dẫn lời của Tổng Bí thư Lê Duẩn nói với cán bộ quân đội: “Đảng ta đang phải đối mặt với những quyết định hết sức hệ trọng có quan hệ tới sự tồn vong của dân tộc, của quốc gia. Trung ương rất lo lắng và muốn các đồng chí cùng chia sẻ những lo lắng cùng Trung ương”. Câu nói một đời ông ghi nhớ! Cũng ít có nhà văn yêu kính Bác Hồ, suy tưởng về Bác nhiều như Nguyễn Khải. Tôi hiểu nhà văn hơn trong câu chuyện ấy.

Kịch Cách mạng, tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm là những suy tưởng của ông về buổi đầu của sự kết thúc chiến tranh 30 năm. Ông chọn tầng lớp trí thức – quan chức cao cấp để tiến hành đối thoại… Cuộc đối thoại dài xoay quanh chủ đề về cái kết thúc chiến thắng và những biến động, tâm trạng, phân hóa của họ… Tôi có cảm giác sự dồn nén, u uất, mâu thuẫn khắc nghiệt, lời qua tiếng lại chan chát… trong kịch Cách mạng, cái không khí nặng nề, cái sự tự mổ xẻ, tự phân thân đầy tính kịch ấy có cái gì như trong kịch Ba chị em của văn hào Nga Tchekhov (ở đây tình cờ cũng là ba chị em). Nguyễn Khải đã khai sinh một thể loại mới, thể loại kịch tâm lý – chính luận trong văn chương Việt Nam…

Prev56789NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.