ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,688,307,569
Stories: 8,392,059
Profile image
0
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 26
Những câu hỏi thường gặp khi có hiện tượng cá chết: Vì sao và nên làm gì?
Sunday, May 1, 2016 2:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tài liệu này được dịch từ bản tiếng Anh, phần trả lời câu hỏi thường gặp (Frequently Asked Questions – FAQ) liên quan đến hiện tượng cá chết hàng loạt của Cục Công nghiệp Cơ bản (Department of Primary Industries), trực thuộc Bộ Công nghiệp, Kỹ năng và Phát triển vùng (Department of Industry, Skills and Regional Development) của chính quyền bang New South Wales (NSW), Australia. Nguyên văn tiếng anh của tài liệu này có thể được truy cập theo đường link 

B4INREMOTE-aHR0cHM6Ly80LmJwLmJsb2dzcG90LmNvbS8tdnRVdVgzOUFiSFEvVnlUYWF6SkxYV0kvQUFBQUFBQUFjVGsvM1VpYzlrUnFtZUU3TnQwTUhCWFpfZktSenZfRWhkWWJnQ0xjQi9zMTYwMC9QaWN0dXJlMi5wbmc=

sau:http://www.dpi.nsw.gov.au/__data/assets/pdf_file/0004/402790/Fish-Kills-FAQ-August-2011.pdf

Hiện tượng “Cá chết hàng loạt” (Fish kill) là gì?
Hiện tượng cá chết hàng loạt là hiện tượng chết đột ngột và không dự báo trước của một khối lượng lớn cá tự nhiên hay cá nuôi. Hiện tượng này thường được công chúng, và các cơ quan báo chí, truyền thông quan tâm, và thường được nhận định theo hướng đó là hậu quả của việc ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng “cá chết hàng loạt”, trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là do các hiện tượng tự nhiên.
Hàng năm có bao nhiêu vụ “cá chết hàng loạt” xảy ra tại NSW?
Cục Công nghiệp Cơ bản (DPI) luôn cập nhật và duy trì một cơ sở dữ liệu toàn bang trong đó lưu trữ thông tin về các sự kiện “cá chết hàng loại” được báo cáo tại NSW. Cơ sở dữ liệu nay hiện có gần 1400 bản lưu trữ các sự kiện cá chết được báo cáo, tính từ đầu thập niên 1970s cho đến nay. Kết quả rà soát dữ liệu cho thấy kể từ năm 1980, trung bình mỗi năm có khoảng 40 vụ cá chết được báo cáo (Xem hình hình 1 bên dưới). Do có nhiều những vụ cá chết quy mô nhỏ bị bỏ qua, và cả những trường hợp khác do không được báo cáo, nên có thể nhận định rằng con số các vụ cá chết hàng loạt trên thực tế có lẽ lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, (i) sự gia tăng mức độ quan tâm và ý thức của cộng đồng, và (ii) sự cải thiện của cơ chế báo cáo, đã giúp làm giảm số lượng các vụ cá chết bị bỏ qua/không được báo cáo, việc này cũng sẽ giúp ích cho DPI trong việc thu thập thêm thông tin về quy mô và nguyên nhân của những vụ “cá chết hàng loạt” tại NSW.
Số lượng các vụ cá chết hàng loạt được báo cáo và lưu trữ trong cơ sở dữliệu từ 1980 - 2010.
Hình 1: Số lượng các vụ cá chết hàng loạt được báo cáo và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu từ 1980 – 2010.
Những loài cá nào bị ảnh hưởng [bởi hiện tượng này]?
Kể từ khi có các lưu trữ trong cơ sở dữ liệu, thống kê cho thấy có hơn 100 loài thủy sản, trong đó bao gồm các loài cá vây, động vật thân mềm và giáp xác là nạn nhân của các vụ cá chết hàng loạt tại NSW. Những loài thường xuyên gặp, và hay xuất hiện nhất, được ghi nhận bao gồm cá đối (mullet), cá chép (European Carp – Cyprinus carpio), cá mòi chấm (Australian river gizzard shad –  Nematalosa erebi), các loài tôm (shrimps) và cá bò da (leather jackets). Cũng đã có những vụ cá chết hàng loạt quy mô lớn, trong đó các loài chết phổ biến là  cá mòi cơm (pilchards), cá cơm/cá trổng Úc (Australian anchovy), các loài giun (worms), các loài hai mảnh và hàu (pipis and oyster) (xem hình 2). Các loài như cá đối và cá chép thường rất khó có khả năng bị ảnh hưởng từ việc chết hoàng loạt vì chúng  sinh sống ở môi trường cận biên mà theo định kì chúng sẽ tùy theo sự thay đổi của môi trường để mở rộng giới hạn chịu đựng của mình.
Các loài sinh vật bịảnh hưởng
Hình 2:  Các loài sinh vật bị ảnh hưởng
Cá chết hàng loạt thường xảy ra ở đâu?
Cá chết hàng loạt có thể xảy ra ở bất kỳ thủy vực nào của NSW. Các dữ liệu thu thập được trong vòng 30 năm trở lại đây, cho thấy rằng tần suất xuất hiện hiện tượng cá chết tại các vùng nước ngọt và vùng cửa sông là tương đương nhau (chiếm khoảng 90% tổng số các vụ cá chết hàng loạt được báo cáo, mỗi vùng khoảng 45%), các vụ cá chết xảy ra ở vùng nước mặn ngoài biển chiếm khoảng 10% còn lại. Những khu vực thuộc NSW có số lượng các vụ cá chết hàng loạt được ghi nhận bao gồm sông Richmond, Sông Murrumbidgee, Hồ Macquarie, sông Hawkesbury, các con sông khác và khu vực cửa sông thuộc khu đô thị Sydney.
Khi nào xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt?
Việc cá chết hàng loạt có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong ngày, và trong bất kỳ tháng nào của một năm. Tuy nhiên các dữ liệu thống kê cho thấy rằng hiện tượng cá chết hàng loạt thường xảy ra vào mùa hè, vào khoảng tháng tháng 1 và tháng 2 (Xem hình 3). Có nhiều khả năng là vì tại thời điểm này trong năm (i) có nhiệt độ trung bình của nước cao hơn (dẫn đến nồng độ Oxy hòa tan trong nước thấp hơn), (ii) hay xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan và bất ngờ như lốc/lũ, và (iii) do mực nước của hệ thống sông ngòi cạn hơn.
Báo cáo tỉ lệ các vụ chết hàng loạt xảy ra theo từng tháng trong giai đoạn 1970 – 2010
Hình 3: Báo cáo tỉ lệ các vụ chết hàng loạt xảy ra theo từng tháng trong giai đoạn 1970 – 2010. (Ghi chú: trục tung: Số lượng trung bình cá chết hàng loạt được báo cáo; trục hoành: các tháng trong năm)
 Nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt?
Các nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt được tóm tắt trong hình phía dưới (hình 4). Việc cá chết hàng loạt xảy ra, thường là do sự thay đổi chất lượng nguồn nước, do ô nhiễm, do dịch bệnh, do các nguyên nhân liên quan trực tiếp đến hoạt động của con người, hoặc do kết hợp nhiều nguyên nhân. Mặc dù vậy, phải có đến gần một nửa các vụ cá chết hàng loạt được các báo cáo không xác định rõ được nguyên nhân.
Các nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại NSW
Hình 4: Các nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại NSW
Trong bốn mươi năm qua từ 1970-2010, có 38% vụ cá chết ở New South Wales không xác định được rõ nguyên nhân. Trong số các vụ không xác định được rõ nguyên nhân này, những nguyên nhân khả nghi chính được ghi nhận bao gồm (i) nồng độ oxy hòa tan thấp (VD: do cháy rừng, lũ lụt, do sự phân rã xác thực vật – 18%), (ii) do ô nhiễm thuốc trừ sâu/hóa chất (8%), (iii) do thay đổi nhiệt độ đột ngột, quá cao hoặc quá thấp (6%), (iv) do tảo và việc tảo nở hoa (chiếm 4%), và (v) do dòng chảy tràn có tính axit (4%). Ngoài ra còn có một số lượng đáng kể các sự cố do sự thải bỏ cá thải hoặc đánh bắt (8%) (xem mình họa tại Hình 5 dưới đây). Ngoài ra còn phải kể đến các nguyên nhân khác được biết đến như: do hạn hán, do dịch bệnh, do tràn dòng cửa sông ra ra biển, do xả nước thải, và do ngăn/xả đập. Một tỷ lệ lớn các vụ cá chết là do tập hợp nhiều nguyên nhân gây ra (VD: chất lượng nước kém do ô nhiễm công nghiệp/đô thị khiến cá bị stress cao, bị dịch bệnh hoặc bị thay đổi nhiệt độ đột ngột).
Các nguyên nhân khả nghi gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt được ghi nhận
Hình 5: Các nguyên nhân khả nghi gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt được ghi nhận (Ghi chú: từ trên xuống dưới theo chiều kim đồng hồ: Do ô nhiễm thuốc BVTV/hóa chất; Do đổ cá đã chết; Do nguyên nhân khác; do liên quan đến lũ/nước bẩn; do liên quan đến nhiệt độ; do nồng độ ô xy hòa tan thấp; do dòng chảy tràn có tính axit; do tảo/tảo nở hoa; không xác định được nguyên nhân)
Có ba yếu tố chính đóng vai trò quan trọng gây ra hiện tượng cá chết:
  • Các yếu tố môi trường (ví dụ như độ mặn, nhiệt độ, pH, nồng độ ôxy hòa tan);
  • Các độc chất /chất gây ô nhiễm;
  • Và các mầm bệnh và lây nhiễm dịch bệnh.
Hiện tượng cá chết có thể là do một yếu tố, hoặc hai hay nhiều yếu tố ở trên tương tác với nhau gây ra.
Việc cá chết hàng loạt xảy ra thường là do một sự kiện, hoặc sự thay đổi đột ngột của môi trường khu vực có xảy ra cá chết. Thường thì bản thân các loài cá sẽ cố gắng tránh càng xa càng tốt các điều kiện môi trường bất lợi và bơi đến khu vực khác để tránh bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu toàn bộ hoặc một phần lớn thủy vực bị ảnh hưởng, hoặc các điều kiện bất lợi xuất hiện quá nhanh thì cá không kịp phản ứng để tránh, lúc đó việc cá chết hàng loạt thường xảy ra. Do vậy, cá thường dễ bị chết ở những thủy vực nhỏ, hẹp (VD: như đập, ao hồ, hoặc các lạch nhỏ). Thủy triều, gió và các dòng thủy lưu cũng có thể cô lập và tập trung quần thể cá tại các vùng cửa sông và hoặc các kênh lưu thông lớn, và khiến chúng dễ bị rủi ro chết hàng loạt khi các điều kiện trở nên xấu đi.
Tại sao cá lại chết khi nồng độ oxy hòa tan trong nước thấp?
Lượng oxy hòa tan trong nước (Dissolved Oxygen – DO) có thể gây stress cá, hoặc thậm chí chết cá và các loài động vật thủy sinh khác cần có oxy trong nước để thở.
12345NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.