ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,690,697,687
Stories: 8,400,344
Profile image
1
0
Tác giả: khatkhaoxanh
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 29
Để tôi nhặt lại
Monday, December 5, 2016 8:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.

Myanmar là một trong những quốc gia có quan hệ ngoại giao sớm nhất với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong thời kháng chiến chóng thực dân Pháp Myanamar là cửa ngõ giúp ta liên hệ với thế giới bên ngoài. Đầu thập niên 1950 Myanmar đã mua vũ khí từ Ấn Độ chuyển qua Lào để sang giúp quân đội ta, Cơ quan đại diện Chính phủ VNDCCH tai Rangoon được thành lập từ tháng 1-1948. Sau 1954 Myanmar giữ lập trường trung lập và có Tổng lãnh sự quán ở cả hai mièn Nam Bắc.Tháng 11-1954 Thủ tướng U Nu và Hồ Chủ tịch ký tuyên bố chung ghi nhận”năm nguyên tắc chung sống hòa bình”. Tháng 2-1958 Hồ Chủ tịch sang thăm chính thức Myanmar. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã hai lần Chính phủ Myanmar ra tuyên bố phản đối Mỹ ném bom miền Bắc và giải dioxin ở miền Nam. Sau ngày Việt Nam thống nhất đất nước, Myanmar thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ với Việt Nam từ ngày 25 tháng 5 năm 1975. Tháng 5-1994 Thủ tướng Võ văn Kiệt thăm Myanmar và hai bên ký kết 3 Hiệp định (thương mại, du lịch và thành lập UB hỗn hợp). Sau đó là các chuyến viếng thăm hữu nghị của các Thủ tướng Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trần Đức Lương cùng với các cuộc viếng thăm Việt Nam của các Tướng Myanmar. Tuyên bố chung ngày 2-4-2010 đã khẳng định việc gia tăng hợp tác trong 12 lĩnh vực kinh tế. Đến tháng 7-2010 Việt Nam là bạn hàng xuất nhập khẩu thứ 10 của Myanmar, và là bạn hàng xuất nhập khẩu thứ 4 của Myanmar trong ASEAN. Tính đến hêt năm 2010 các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều dự án với vốn đăng ký tới gần 1 tỷ USD. Các doanh nghiệp đã có mặt sớm tại Myanmar là VNA, VIETTEL, PETROVIETNAM, BIDV. Hoàng Anh Gia Lai, TCT Sông Đà, TCT tôn Hoa Sen. TCT sữa quốc tế, TCT Điện lực, VIGLACERA, VIETRANIMEX….
Ngày 7-11-2010 đã có 29 triệu cử tri đi bầu cử Quốc hội (sau 20 năm kể từ 1990) để thành lập Chính phủ dân sự mới. Đầu tháng 2/2011,Quốc hội Myanmar đã bầu Thủ tướng mãn nhiệm trước đây – ông Thein Sein- làm Tổng thống dân sự đầu tiên sau gần 50 năm cầm quyền của quân đội. Chính phủ quân sự Than Shwe đã chuyển giao quyền lục êm thấm cho Chính phủ dân sự Thein Sein và một trang lịch sử mới đã mở ra trên đất nước này. Bà Aung San Suu Kyi ( sinh ngày 19-6-1945) Yagon. Trong những năm 1988-1995 bà hoạt động đòi tự do nhân quyền cho Myanma và bị chính quyền Myanma giam lỏng.Năm 1990, bà được trao Giải tưởng niệm Thorolf Rafto. Bà được tặng giải Nobel Hòa bình năm 1991. Tháng 9 năm 2006, theo bình chọn của tạp chí Forbes, Aung San Suu Kyi ở vị trí thứ 47 trong số 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Năm 2011 bà được trao Huy chương Wallenberg. Hiện nay bà là hội viên danh dự của Câu lạc bộ Madrid. Năm 2012 bà được bầu làm nghị sỹ quốc hội của Myanma. Ngày 16/6/2012, Ủy Ban Giải Nobel Hòa Bình đã tổ chức đón tiếp bà Suu Kyi, người đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1991. Buỗi lễ với sự hiện diện của vua Harald, hoàng hậu Sonja, thái tử Haakon, thủ tướng Jens Stoltenberg, Chủ tịch Quốc hội Dag T. Andersen, và lãnh đạo các chính đảng của Nauy. Chủ tịch Ủy Ban, ông Thorbjørn Jagland đọc diễn văn chào đón Aung San Suu Kyi. Diễn văn nhấn mạnh gương tranh đấu của Aung San Suu Kyi đã mang lại hi vọng cho thế giới. Chế độ quân phiệt càng quản chế và cô lập mạnh bao nhiêu, tiếng nói của bà càng rõ hơn. Lý tưởng và sự tranh đấu kiên trì của bà đã động viên được người dân Miến và chiến thắng được chế độ quân phiệt. Tự do và dân chủ không do nhà cầm quyền hay luật pháp ban phát. Những giá trị cao quý đó phải do tranh đấu bền bỉ mà có.

Thành quả tranh đấu của Aung San Suu Ky mang một thông điệp: chế độ độc tài có tất cả mọi thứ trong tay nhưng họ rất sợ dân chủ và trước sau cũng sụp đổ.

Nguyễn Lân Dũng
sinh năm 1938 là một giáo sưtiến sĩ sinh học, Nhà giáo Nhân dân của Việt Nam [1]. Công tác chính của ông là giảng dạy và nghiên cứu tại Viện vi sinh vật và Công nghệ sinh học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. (Wikipedia)

MỘT LẦN TỚI MIẾN ĐIỆN

Bulukhin

Bu thích gọi Myanma là Miến Điện vì nghe nó thâm u, kì bí, phù hợp với những thông tin về đất nước này bao giờ cũng trái chiều, gây tò mò, thắc mắc.  Có người bảo Miến Điện tương đương Việt Nam 35 năm trước (khoảng 1976) tức là lúc dân ta còn nhai hạt bo bo thay gạo, mọi hàng hóa trên đời phải mua bằng tem phiếu.  Mấy chú bộ đội trong nam về bắc còn tòng teng cái khung xe đạp và con búp bê nhựa sau ba lô… Tờ thông báo du lịch Miến Điện của Ami tour nhắc nhỡ quý khách có thể mang theo mỳ gói hoặc mắm ruốc đề phòng ăn không hợp khẩu vị.  Ở Răng Gun 19 giờ là đóng cửa, quý khách không nên ra ngoài một mình…Bởi vậy khi máy bay tiếp đất Răng Gun, Bu tui trong bụng không yên… Càng thêm sợ khi làm thủ tục nhập cảnh thấy nhà ga tối om, cúp điện! Đến hồi máy nổ chạy lên thì ơ kìa,  nhà ga họ lộng lẫy không kém chi Nội Bài và Tân Sơn Nhất, chưa nói là hơn. Riêng tấm thảm hoa ở phòng đợi dài 110 mét, rộng 11 mét tuyệt đẹp ( không có chỗ nối)  đã làm các vị Việt Nam thầm phục. Các sân bay xứ mình không nói làm gì, phòng đợi ở sân bay Bangkok (cách nay 10 năm) ở sân bay Bắc Kinh, Thượng Hải cách nay 5 năm bu tui chưa  thấy tấm thảm lót nền sang trọng thế.

Bữa ăn tối đầu tiến đến Răng gun ở nhà hàng  Bangkok Kitchen tuyệt ngon.  Chỉ riêng mấy loại nước chấm, các bà nội trợ khó tính Hà Nội đã khen rối rít. Bốn ngày, bốn bữa ăn sáng, tám bữa ăn chính chưa thấy vị  khách Việt Nam nào kêu không hợp khẩu vị.   Ngủ đêm ở khách  sạn Royal Park 4 sao  sang trọng và tiện nghi.

19 gìờ đèn điện ngoài phố sáng trưng, xe tắc xi mời đi dạo phố, không dám đi vì ngôn ngữ bất đồng, với lại xe họ không có đồng hồ đếm cây số, chỉ áng chừng để tính tiền. Cả thành phố chưa thấy cây xăng nào, nghe bảo các chỗ đổ xăng người ta xếp thùng, phuy, cao lêu nghêu, người bán đong từng xô đổ vào ô tô, bên cạnh đó có nơi nhà hàng ăn uống vẫn lửa đỏ từng bừng.

Vài ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến Răng Gun bạn đọc tạm, Bu còn viết tiếp.

NGÀ

6 giờ sáng ngày đầu tiên ở Răng gun bu rủ một anh bạn xách máy ảnh đi dạo phố coi thử cảnh vật xứ người ra sao. Quái lạ, trời sáng trưng rồi mà sao phố xá vẫn đóng im ỉm? Hoá ra, với người Miến lúc đó mới 5 giờ 30. Giờ họ chậm hơn giờ mình nửa tiếng. Định về lại khách sạn thì thấy một anh Miến đạp chiếc xe đi ngược chiều. Nói đạp xe nhưng chiếc xe ấy không hẳn là xe đạp, mà là một thứ “xi đờ ca” chạy bằng cơ bắp. Ngoài phần xe đạp thông thường ra, người ta gắn vào (bên phải người lái) một cái thùng để chở khách. Bu ra hiệu dừng xe và chễm chệ ngồi vào thùng. Anh chàng Miến khom lưng, guồng chân, nói một tràng líu ríu, chằc là hỏi “ông đi đâu”. Xe lăn bánh được một đoạn, bu ra hiệu dừng xe, đưa cho anh lái một đô la, nhảy vội xuống đất. Anh chàng kia không ra mừng, không ra ngạc nhiên, đạp xe đi, ngoái lại nói một tràng líu ríu, có thể là cảm ơn, cũng có thể bảo chụp hình cả người lẩn xe người ta mà trả có một đô, đồ keo kiệt! Hehehe.

Có anh đi Miến Điện về viết như đinh đóng cột lên mạng, con gái Miến ra đường trang điểm bằng vôi bột xoa lên má. Khiếp! vôi bột mà xoa lên má thì bỏng da, hỏi còn gì là má nữa. Ấy thế mà các cô rao bán hàng lưu niệm ở nơi đông khách du lịch hai má cứ trắng xóa như hề tuồng. Chả nhẽ da mặt mấy em Miến này chịu được vôi bột? Cho đến khi vào khách sạn Kyaik Hto (trên đỉnh núi cao 1200m so với mặt biển) mới biết thứ bột trắng ấy được mài từ thân cây thanaka (chỉ có ở Miến Điện). Khúc gỗ thanaka bằng cái cốc vại mài lên đá với nước lả. Dung dịch thu được trắng đục như sữa, xoa lên da chống được tia tử ngoại mặt trời và làm trắng da. Khổ! Nào có thấy em nào trắng, em nào em nấy da dẽ cứ như đồng điếu đấy thôi.

Trong số những vật phẩm bu tui mang về tặng bà xã có một phiến gỗ thanaka và một cái đĩa đá mài hình tròn. Sau khi nghe bu thuyết trình về công dụng trang điểm của nó, bà xã nguýt dài: Ôi dào, trang với chả điểm kiểu này thì có mà dở hơi. Hihihi!!

Prev56789NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.