ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,688,609,337
Stories: 8,393,417
Profile image
0
0
Tác giả: trandinhsu
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 25
Về mối quan hệ giữa các phạm trù chân thiện mĩ
Sunday, April 13, 2014 4:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Quan niệm chân thiện mĩ thống nhất với nhau là lí tưởng tối cao của phần nhiều triết lí đông tây. Đó là một tư tưởng đạm màu lí tính và đã bị không ít các nhà lí luận bác bỏ bằng nhiều lí luận và thực tế sáng tác, tuy nhiên vẫn là vấn đề rất phức tạp, còn nhiều khía cạnh cần được bàn bạc cụ thể.

     1. Các nhà Khai sáng phương Tây là người nêu ra lí tưởng thống nhất chân thiện mĩ một cách sáng tỏ nhất. Tư tưởng thống nhất chân thiện mĩ có thể có nhiều người nói đến, song nổi bật nhất là do các nhà Khai sáng đưa ra. Trước tiên, Diderot trong bài Những tùy bút về hội họa nêu lên tư tưởng Cái đẹp, cái tốt và cái thật thống nhất với nhau. Tiếp theo là Baumgarten nêu ra trong sách Mĩ học năm 1750. Kế đó là nhà lí luận Pháp Condorset trong công trình Bàn về sự tiến bộ của lí tính nhân loại khẳng định lại tư tưởng đó. “Tự nhiên đã dùng một sợi xích vững chắc để buộc chặt chân lí, hạnh phúc và cái đẹp thành một khối.” Tư tưởng của các nhà Khai sáng vẫn theo nguyên lí nghệ thuật mô phỏng tự nhiên. Diderot khẳng định: “Tự nhiên không làm gì sai quy tắc cả”, ý nói quy tắc sự thật, quy tắc cái thiện và quy tắc cái đẹp. Nếu ta biết quan sát tự nhiên, các quy luật cấu tạo sự vật, của ánh sáng, màu sắc, âm thanh, bóng tối, sự phối trí, sự hài hòa…, biết mô phỏng quy luật của nó thì sẽ tạo ra tác phẩm vĩ đại, trong đó chân, thiện, mĩ thống nhất với nhau. Đó là tính nhất nguyên của thuyết mô phỏng tự nhiên.

   2. Trong thực tế, chân thiện mĩ khó có khả năng thống nhất với nhau. Theo Lão Tử trong Đạo đức kinh, chương 81, chương cuối cùng, cái thật và cái đẹp không đi đôi, bới vì theo bậc trí giả phương Đông này, “Lời thật thì không đẹp, mà lời đẹp thì không thật. Người tốt không giỏi nói lí, người khéo nói lí thì không tốt; người hiểu đạo không biết rộng, kẻ biết rộng không biết đạo, ” (Tín ngôn bất mĩ, mĩ ngôn bất tín; thiện giả bất biện, biện giả bất thiện; tri giả bất bác, bác giả bất tri). Lời nói thật thì khó nghe, trung ngôn nghịch nhĩ. Lời nói ngọt ngào, bùi tai đều là dối trá. Mà lời đã giả dối thì cũng không có giá trị thiện căn đạo đức gì cả. Chân, mĩ, thiện, biện, tri, bác là các phương diện khác nhau, không thống nhất với nhau. Phạm vi của Lão Tử có hẹp hơn. Ông chỉ bàn quan hệ giữa lời thật và lời đẹp, một quan hệ có tính loại trừ. Qua đó cũng có thể thấy quan hệ của chúng trong văn học, nghệ thuật ngôn từ. Văn học thật, không đẹp, văn học đẹp không thật.

    Trong thời cận đại, nhà thơ tượng trưng Pháp Baudelaire có lẽ là một trong những người chủ trương duy mĩ, đầu tiên phản đối sự thống nhất đó. Ông nói : “Mục đích của thi ca không phải là nâng con người lên cao hơn các lợi ích phàm tục, nếu nhà thơ chạy theo một mục đích đạo đức thì ông ta sẽ làm suy yếu đi sức mạnh của thơ. Thơ không thể đặt ngang hàng với khoa học và đạo đức, nêu không thơ sẽ suy tàn và chết. Thơ không lấy chân thực làm đối tượng, nó chỉ lấy bản thân nó làm mục đích.” Một chỗ khác ông viết: “Thơ không thể lấy bất cứ cái gì ngoài nó làm mục đích, chỉ có những bài thơ viết đơn thuần ra vì niềm vui mới vĩ đại và cao quý, mới xứng đáng với tên gọi của thơ.” Theo ông cái thật, cái thiện cái đẹp ở những vị trí khác nhau, có chức năng khác nhau, nếu thông nhất thì cái này phá hoại cái kia. Thơ chỉ lấy thơ làm mục đích. Quan niệm này có chỗ thống nhất với Lão Tử. Một thời gian dài chúng ta phê phán quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật, song ngày nay không thể không thấy tính hợp lí nhất định của nó.

L. Tolstoi là người chống duy mĩ, sùng thượng đạo đức cũng là người phản đối công thức trên rất dữ dội từ một lập trường khác. Trong công trình Nghệ thuật là gì, viết vào năm 1889 ông công kích kịch liệt cái công thức thống nhất ba yếu tố đó. Trước hết ông phản đối định nghĩa nghệ thuật là biểu hiện cái đẹp, bởi vì cái đẹp là khái niệm được định nghĩa tù mù trong hầu hết các sách mĩ học, nó chưa xác định rõ ràng đẹp là gì thì xác định nghệ thuật sao được ? Còn nếu hiểu cái đẹp là những gì khiến người ta thích thú, dễ chịu, khoái cảm mà không khêu gợi dục tình hoặc hiểu đẹp là mô phỏng tự nhiên, hài hòa, cân đối… thì chỉ xác định được vài khía cạnh của nghệ thuật chứ không phải toàn bộ nghệ thuật như ta biết. Cái bộ ba chân thiện mĩ được ông Baumgarten nâng lên hàng bản chất siêu hình của nghệ thuật, mà trong thực tế chẳng có gì tương tự như thế cả. “Cái thiện là mục đích tối cao của nhân sinh, cái thiện là khát vọng hướng đến chúa, là cái không định nghĩa được, nhưng nó lại định nghĩa hết thảy những gì còn lại. Cái đẹp là cái làm ta thích thú, khoái cảm, nhưng nó là cái luôn luôn có tính thiên vị, cái đó không thể có quan hệ với cái thiện được. Còn chân lí là sự phù hợp của phán đoán với bản chất của sự vật. Ba cái đó, chân thiện mĩ chẳng có gì chung với nhau cả thì chúng thống nhất làm sao được?” Nhà văn Nga chứng minh tính dị chất của ba thuộc tính chân thiện mĩ, khiến chúng khó thống nhất với nhau. (Nghệ thuật là gì, nxb. Người đương thời, M. 1985, tr. 179, tiếng Nga).

Nhà xã hội học người Đức là Max Weiber chủ trương giá trị đa nguyên, các giá trị, theo ông, giống như các thần trong thần thoại Hy Lạp, các thần chẳng ai chịu ai và không bao giờ hòa hợp với nhau. Từ đó, trong một lần diễn thuyết năm 1919 về đề tài Học thuật và chính trị ông đã nói như đinh đóng cột: “Một vật sở dĩ đẹp là vì nó không chân, không thiện. Một sự vật sở dĩ là chân thật chính là do nó không đẹp và không thiện. Mà chỉ vì nó không đẹp, không tốt, nó mới là chân. Chân thiện mĩ căn bản là tách rời nhau chứ không phải thống nhất với nhau.” “Đó là một chân lí hết sức thông thường, ai cũng hiểu.”(Tuyển tập tác phẩm xã hội học, bản tiếng Anh, tr. 147 và tiếp theo.). Weiber cũng cho rằng ba giá trị chân thiện mĩ có tính loại trừ nhau, không nhất thiết phải thống nhất.

M. Bakhtin cũng cho rằng, nhận thức không chấp nhận một thực tại đã được đánh giá về mặt luân lí hay đã được tạo hình thẩm mĩ. Theo nghĩa ấy, nhận thức không chấp nhận bất cứ cái gì đã tìm thấy trước trong thực tại, nó phải bắt đầu từ đầu, và bất cứ cái gì đã tìm thấy trước đều phải vứt bỏ khỏi boong tàu trên con được đi tới của nó. Nghĩa là nhận thức độc lập với luân lí và thẩm mĩ. (M. Bakhtin. Vấn đề nội dung, chất liệu và hình thức trong sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, trong sách Những vấn đề văn học và mĩ học, M. 1975, tr. 97) .

Trong thời đại hậu hiện đại, khi mọi đại tự sự bị hoài nghi, khi mội ý nghĩa trong các văn bản đều không ổn định, bị hiểu khác nhau và trì hoãn, không tiếp cận được thì mọi chân lí đều tù mù. Chân lí luôn thay đổi, tiêu chuẩn cái thiện cái mĩ cũng thay đổi. Chủ nghĩa bản chất bị nghi ngờ, các chân lí phổ quát bị chính cuộc sống nghiệt ngã phủ định, thì niềm tin vào chân lí phổ quát đã lung lay tận gốc. Bây giờ chỉ còn là các chân lí cục bộ, đúng cho từng nơi từng lúc, từng người, thì nền tảng của cái Chân bị lung lay hoặc thu hẹp phạm vi lại. Chân lí do quyền lực sinh ra, nó hư cấu ra nhiều sự thật không chứng minh được, do đó nó mất đi tính chất tôn nghiêm. Cái thiện trước vốn là những nguyên tắc ràng buộc hành vi con người trong cộng đồng, lại thường bị chà đạp vì lợi ích ích kỉ, nhóm, cái xấu, đẹp lẫn lộn. Do đó sự thống nhất chân thiện mĩ đang trở thành câu hỏi lớn. 

1234NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.