ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,694,595,739
Stories: 8,411,899
Profile image
1
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 127
Câu chuyện nhân sự
Monday, July 20, 2015 2:35
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Có một quy luật khá giống nhau giứa các nước Việt Nam và Liên Xô cũng như Đông Âu là các nước này đều xuất hiện một tầng lớp tỉ phú ngay trước và sau giai đoạn 1990, ở LX và Đông Âu thì đây là thời kỳ sụp đổ hậu Xô Viết còn ở VN thì là từ sau đổi mới. Nói rằng nguồn gốc cho sự xuất hiện của lớp đại gia này là sự sụp đổ của CNXH ở LX và Đông Âu thì cũng không hẳn, nhưng đúng là biến chuyển xã hội mang tính lịch sử đó đã tạo thời cơ vàng cho những người vừa thông minh, can đảm dám mạo hiểm và cả bá đạo nữa bứt phá để trở thành các đại gia như ngày nay. Không chỉ có thế các “đại gia xuất thân Đông Âu” của Việt Nam đã trực tiếp giàu lên nhờ môi trường này từ những doanh nghiệp sản xuất “mỳ gói” như thế. Khi người ta truy nguyên nguồn gốc xuất hiện của các công ty tài phiệt của Nga hiện nay như kiểu Yukos thì lý do là vào thời điểm Liên Xô sụp đổ, các doanh nghiệp quốc doanh hầu hết được tư hữu hóa, tài sản biến thành cổ phiếu và những thứ cổ phiếu không ăn được ấy thì đem trả cho các công nhân viên thay lương vì không có cái gì khác có thể trả cho họ. Với những người công nhân đang sống trong một xã hội biến loạn với những tình trạng cùng quẫn thì cái họ cần là bánh mì và quần áo chứ không phải là những tờ giấy chứng nhận sở hữu một phần tài sản công ty, dù có thể những tài sản ấy rất có giá trị, nhưng tại thời điểm đó nó không có giá trị trực tiếp như có thể cạp ra mà ăn. Và đó lại là cơ hội cho những tay đầu cơ, tất nhiên cơ hội chỉ là cơ hội với những người có tiền vào đúng thời điểm. Có thuyết cho rằng phương Tây đã bơm tiền vào cho những người như Khodorkovsky tung tiền ra mà mua các nhà máy. khi xã hội đã đi vào thế ổn định rồi thì những cổ phiếu trước kia giá rẻ như bèo đến mức gần như cho không nay lại tăng giá. Theo thời gian nền sản xuất khôi phục thì các doanh nghiệp quốc doanh khổng lồ trở thành tài sản tư nhân. Ai từng xem phim “Chuột nước” của Nga thì sẽ thấy một cuộc chiến của tình báo trung ương Nga với giới tài phiệt để giành lại quyền kiểm soát các tài sản quốc gia bị lọt vào tay tư nhân này.
Nhiều người Việt Nam đã có cơ hội dự phần vào bữa tiệc như vậy, và ngày nay chúng ta cũng có những tỉ phú đô la nhờ vào xuất phát điểm giống với các tỉ phú Nga. Vậy tại sao họ lại có tiền mua vé tham gia dự cuộc chơi đó để cùng ăn tiệc? Mình cũng không có câu trả lời thật đầy đủ, nhưng nghe câu chuyện kiếm 1 triệu đô la trước 30 tuổi của CTHĐQT kiêm CEO Thái Hà Book là “tiến sĩ văn hóa đọc” Nguyễn Mạnh Hùng thì thấy là nguyên nhân chẳng khó lý giải và càng thấy vai trò của thời cơ quan trọng đến thế nào. Thực tế là để kiếm được 1 triệu đô Mr Hùng chẳng phải đầu tư công sức tính toán gì cho cam, đơn giản là vì ông ở khu sinh viên quốc tế đủ các thành phần, lại quen được với một ông anh người Việt buôn bán chợ đen thành ra được giao nhiệm vụ đổi ngoại tệ cho ông kia, và ăn hoa hồng, và cứ theo process đó ông có 1 triệu đô trước 30 tuổi. Với một người như Mr Hùng bề ngoài có vẻ văn cách nho nhã thư sinh mà có thể tạo ra được số tư bản tích lũy ban đầu lớn vậy thì những người thực sự có chất doanh nhân như Mr Vượng, Mr Quang, Mr Lam chắc hẳn sẽ có cách kiếm tiền khác pro hơn và bá đạo hơn.
Trong họ hàng nhà mình với hàng xóm cũng có một số người ( cả gia đình mấy anh em kéo nhau sang định cư ở mấy nước như Đức và Tiệp ) thì đều có vẻ giàu có, một năm đi đi về về mấy lần, rõ ràng là giàu có hơn dân bản địa, họ nói buôn bán vất vả nhưng kiếm tiền cũng dễ. Mình cũng tin điều đó vì mình nghĩ mấy nước kia môi trường XHCN chỉ tạo ra những con người ù lì thụ động, còn dân Việt đã sang nước người ta đều là thành phần táo bạo ít nhiều có cái tinh thần du mục to gan lớn mật nên mới sẵn sàng bỏ xứ mà đi, quyết tâm lập nghiệp ở nơi đất khách quê người nên năng lực cạnh tranh của họ cao hơn hẳn so với dân bản địa ở level trung bình và giàu hơn họ cũng là bình thường. Đó mời là những người làm ăn nhỏ thôi. Còn những người làm ăn lớn như các đại gia thì cơ hội còn đến nhiều hơn. 
Đó là nhóm thứ nhất, còn nhóm thứ 2 là những người kiểu như Trần Kinh Thành, Đặng Văn Thành người Hoa gốc Minh Hương, bản thân văn hóa của người Hoa đã mang tính thương mại cao rồi, truyền thống kinh doanh buôn bán của họ có cả trăm năm luôn đào tạo ra được nhiều thương gia giỏi. Thời VNCH tuy hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc song dù sao miền nam vẫn là nền kinh tế thị trường, xã hội vận hành trên cơ sở các hoạt động thương mại. Cùng với việc mang vào vũ khí và các phương tiện chiến tranh thì người Mỹ cũng đưa và các kỹ thuật tân tiến nhất cùng với quy trình quản lý hiện đại. Đây là một sự tích lũy tư bản mềm cho xã hội miền Nam. Sau này thời kỳ đánh tư sản, bao cấp thì tuy các hoạt động kinh doanh buôn bán bị cấm, nhưng cái văn hóa thương mại vẫn còn trầm tích trong xã hội. Phần cứng có thể hỏng hóc nhưng phần mềm doanh thương trong bộ não của “bọn tư sản phản động” vẫn không bị hủy diệt đi mà nó đã kích hoạt trở lại khi cơ chế bao cấp bị phá vỡ, năng lực con người lại được bung ra trong thời mở cửa. Đó là suy luận của mình về sự hình thành lớp đại gia miền Nam, nhóm này chưa tìm hiểu sâu nên có cách lý giải sơ bộ như vậy. Kể thêm một chuyện nữa để chứng minh cho lập luận này. Đây là câu chuyện mình được nghe bác Alan Phan nói trong một buổi talk.

Tôi thấy cái thời kỳ đẹp nhất là cái thời kỳ bao cấp, thế nên tôi có kể đây một cái câu chuyện rất là hào hứng. Tôi có đi ăn tối với một đại gia thuộc loại top ten của Việt Nam. Thì anh ấy kể cho tôi nghe là thời kỳ bao cấp khoảng năm 1977 gì đó rất là đói kém. Anh ấy thấy cái tương lai quá đen tối, thành ra anh ấy đi ra quán café suốt ngày, sáng đi tới chiều tối mới về. Anh nói chúng tôi mấy người bạn gặp nhau để bàn chuyện vượt biên, coi cách nào để ra khỏi nước được đây. 
Thì tình cờ một buổi sáng anh ấy đi ngang qua một cái khu chợ cũ. Hồi đó sách vở khi mà giài phóng vô ấy , sách của ngụy, Mỹ là đốt hết rồi nhưng may mà vẫn còn một số thứ giữ được và thi thoảng thì vẫn có một vài người liều đem ra bán. Thì anh ấy mua được một cuốn sách, cuốn đó gọi là cuốn “Bố già” tiểu thuyết của Mario Puzo. Thì anh nói anh đọc anh say sưa, anh đi từ quận 1 về quận 12, con đường nó xa. Mà anh ấy nói là cái xe đạp thủng lốp anh cũng không chạy được nữa, thành ra vừa dắt xe vừa đọc sách.
Thì anh ấy đọc trong đó có cái đoạn là ông bố già, ông ấy đang lo lắng là vì quốc hội sắp sửa bãi bỏ cái luật cấm rượu. Lúc đó thì nhờ buôn rượu lậu nên ông ấy vươn lên trở thành một đại gia, mà ông ấy nói bãi bỏ luật cấm rượu coi như cái business của ông ấy đi đời. Thế nên ông ta đi hối lộ quan chức để họ không bãi bỏ cái luật đó. 
Anh bạn tôi anh ấy nói lúc đó anh ấy thấy anh ấy như ông Newton bị quả táo nó đập vào đầu vậy. Anh ấy bảo cái xứ này thật tình mới là một thiên đường. Là bởi vì cái gì nó cũng cấm hết, cái gì mình cũng kiếm tiền được. Bên kia nó phải bỏ tiền ra lobby để người ta cấm, mà đây cái gì nó cũng cấm hết rồi thì thế nào mình cũng có cách kiếm tiền. Thế rồi ông suy nghĩ không vượt gì hết, bỏ hết. Ổng về họp vợ con anh em gia đình lại nói đây là cơ hội tuyệt vời rồi. Vì cái gì nó cũng cấm nên bán cái gì cũng có người mua. Rồi anh ấy đi mua lốp xe hơi anh ấy về làm cái dép râu. Từ đó mà anh ấy trở thành một trong những người giàu nhất Việt Nam.

Prev12345NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.