ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,694,756,668
Stories: 8,412,215
Profile image
1
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 5
Tổng số: 131
Câu chuyện nhân sự
Monday, July 20, 2015 2:35
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Mình nghe xong chuyện anh K kể thì thấy nhận xét của bác Thụy Điển kia cũng rất có lý, tuy nó không bao quát và đúng hết với mọi tình huống nhưng về cơ bản là nó hợp lý. Người phương Tây thường sòng phẳng cả trong suy nghĩ hơn người Á Đông nên họ cũng rất rạch ròi về quyền lợi và nghĩa vụ. Thế nên nói về chuyện tính toán được mất hơn thiệt thì nên chú ý học họ sẽ tốt hơn là đánh giá họ thực dụng nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường như bây giờ.Bài học rút ra là: Hãy thận trọng và cân nhắc khi lựa chọn giữa tiền và những thứ khác, đừng bao giờ bỏ tham số tiền ra ngoài bài toàn của mình. 
Đừng để cuộc sống không có mục tiêu nào khác ngoài tiền
Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, đánh giá đúng sự quan trọng của tiền bạc khác với việc coi nó là thứ duy nhất quan trọng. Một khi chỉ sống vì tiền thôi thì sẽ lại có nguy cơ dẫn đến sự bế tắc. Bác ấy cũng kể luôn cho mình một câu chuyện khác của ông bạn bác ấy.
Anh K có một người bạn học cùng với nhau từ bé, nhà anh kia thì rất nghèo, để mô tả cái gia cảnh nghèo của anh kia thì anh K có lấy một hình ảnh là cái nền đất nhà bác kia đầy vỏ hạt quả trám. Tại sao lại có quả trám ở đây, vì cái quả trám khi ăn xòng thì người ta có thể luộc cái hạt trám lên rồi bóc ra để ăn cái nhân ở bên trong, giống như hạt mít vậy. Nhà anh kia nghèo đến nỗi phải ăn rất nhiều hạt trám như thế.

Nhà nó nghèo như thế nên quyết chí phải trở thành giàu để cải thiện hoàn cảnh cho con cháu đời sau, nó khoa luật trường tổng hợp ra làmluật sư cũng đi theo các đoàn luật sư này nọ nhưng đại khái vẫn nghèo công danh sự nghiệp thì chưa có gì cả và cũng chưa biết làm thế nào để thành giàu, về sau thì nó tìm ra được một phương án mà mình cũng cho là “hợp lý” với tình hình của nó, đó là phải lấy vợ giàu .

Đoạn này mình được anh K kể với giọng vừa bi vừa hài. 

Thế nên sau nó lấy được một cô vợ khá là cao tuổi, gần bằng tuổi nó ( đại khái lúc ấy ông kia 30 thì vợ 29 ) nhưng vợ thì xấu nhưng được cái con nhà giàu. Vừa sau khi lấy vợ thì nó có ngay 1 cái nhà và 1 xe ô tô để đi trong khi anh em bạn bè thì vẫn rất nghèo, chỉ thấy ghen tị với thằng này, mấy hôm trước còn nghèo kiết xác mà vèo cái đã đổi đời. Chẳng biết sống với nhau thế nào nhưng đúng 29 Tết năm 2006 thì gọi mình đi uống cafe ngồi tâm sự. Gặp nhau thì ông ấy bảo:
-Tao buồn vì cách cư xử của con bé này quá.
Hỏi ra thì là vì vợ đồng chí sáng mới chuẩn bị quà Tết cho 2 nhà, quà nhà ngoại thì to gói bọc cẩn thận tử tế, còn quà nhà nội thì rất sơ sài.
-Tao cáu bảo sao lại phân biệt thế thì nó bảo thì anh xem bây giờ nhà, xe của mình đều do ông bà ngoại cho thì mình biếu quà cho nhà ngoại cũng phải tương xứng để cảm ơn chứ. Còn ông bà nội ở quê thì cầu kỳ làm gì.
Mình bảo chuyện nghe như trong phim ấy nhỉ, thì K nói mà vợ nó lập luận thế cũng có lý thật, khó cãi được ấy chứ.
Ngoài ra đó chỉ là một chuyện còn những chuyện khác, chẳng hạn cậu này con nhà nghèo đi shopping với vợ thường giỏi lắm mua cái áo mấy trăm, vợ thì toàn mua áo vài triệu trông lại chẳng ra gì, xót tiền ông lại kêu ca thì vợ lại bảo “tiền của em thì em tiêu, có phải của anh đâu mà anh xót”. 
Thế rồi sau đó sống được với nhau 5 năm không chịu được nhau nữa thì lôi nhau ra tòa, đang chung kết thì đúng lúc ấy cô vợ kia lại có bầu nên cuối cùng lại thôi quay về xử lý nội bộ với nhau. Sau đó mình cũng không theo dõi nữa nên giờ này chẳng biết thế nào.
Có thể mọi người nghe xong câu chuyện này thì sẽ nghĩ ngay đến luật nhân quả báo ứng, và nghĩ rằng bạn của K đã nhận được những gì xứng đáng với lựa chọn của mình. Thế nhưng có khi ở đâu đó trong một tình huống khác chúng ta lại hành động và lựa chọn tương tự như anh ấy. Với mình thì mình nghĩ bài học cần rút ra để tránh phạm phải sai lầm như trên là:

Tiền là một thứ có giá trị, nhưng ngoài tiền ra cũng còn có nhiều thứ có giá trị khác. Nếu chỉ xem tiền là giá trị duy nhất khi chúng ta đem những thứ có giá trị khác ( mà chúng ta xem nhẹ ) để đổi lấy tiền thì chúng ta sẽ có ngày phải trả giá rất đắt để mua lại những thứ có giá trị mà mình đã đánh mất, mà chưa chắc đã lấy lại được”. Hãy thận trọng và cân nhắc khi lựa chọn giữa tiền và những thứ khác: Đừng bao giờ để bài toán của mình có một tham số duy nhất là tiền, chúng ta chắc chắn sẽ giải sai.
Bài học về sự khác biệt
Trong câu chuyện về hai vợ chồng nhà kia, ngoài bài học về tiền chúng ta còn có thể liên tưởng đến một bài học khác đó là bài học về sự khác biệt. Có những sự khác biệt mang tính bản chất sẽ dẫn đến những mâu thuẫn căn bản tạo ra xung đột, đó là sự khác biệt có tính phá hoại, tuy nhiên cũng có những sự khác biệt lại bổ sung cho nhau, đó là sự khác biệt mang tính xây dựng. Và trong những câu chuyện của anh K cũng có một ví dụ minh họa cho điều này.K kể năm 2012 khi anh còn làm việc cho Samsung, trong một chuyến sang Hàn công tác ở Head Office thì thấy rất lạ là phòng R&D của họ anh gặp đủ cả người da đen, da trắng da vàng, từ châu Phi đến Bắc Âu, rồi người Mỹ lẫn người Trung Quốc etc… Anh có hỏi sao lại thuê lung tung xòe đến vậy, sao không để cả team Hàn quốc đi thì được họ trả lời như sau:

Anh có biết chi phí R&D cho 1 chiếc điện thoại là bao nhiêu không? 20 triệu đô để đầu tư nghiên cứu cho 1 loại điện thoai mới, và chi phí R&D sẽ được chia đều ra cho mỗi đầu điện thoại bán được, với chi phí lớn như thế thì bắt buộc phải bán được nhiều điện thoại để phân tán bớt chi phí R&D trên đầu mỗi chiếc điện thoại mới bù đắp được chi phí bỏ ra. Hàn quốc có vài chục triệu dân, nếu chỉ bán cho từng ấy người thì chắc chắn sẽ không đạt được mục tiêu đó, phải bán trên thị trường toàn cầu mà như thế nó phải là sản phẩm thích nghi được với mọi nền văn hóa, tất cả mọi người trên thế giới phải dùng được. Muốn thế nó phải tạo ra được bởi những người có view của mọi nền văn hóa, mọi địa phương khác nhau. Chính vì thế mỗi team ở đây được tập hợp những người từ khắp nơi trên thế giới để đảm bảo rằng sản phẩm sẽ được xây dựng đáp ứng được kỳ vọng của bất cứ người nào trên thế giới.

Câu trả lời này không chỉ là lý thuyết là là thực tiến sâu sắc của Sam sung bởi sản phẩm của họ đang hiện diện khắp nơi trên thế giới.
Bài học rút ra là cần biết tôn trọng sự khác biệt, biết khai thác sự khác biệt theo hướng có lợi nhất để tạo ra một tập thể có sức mạnh vượt trội hơn tổng số các thành viên cộng lại. 
Bài học về sự thấu hiểu
Muốn thực sự tôn trọng sự khác biệt và tôn trọng người khác, trước tiên chúng ta phải thấu hiểu họ và chấp nhận họ kể cả những nhược điểm vốn có. K cũng kể cho mình nghe một câu chuyện về sự thấu hiểu, tất nhiên là nó không nằm trong cái lộ trình như mình dẫn dắt, nhưng để note lại cho có logic thì mình sâu chuỗi chúng lại theo một thứ tự để các chủ đề chuyển tiếp nhau liên tục và không bị đứt quãng.
Câu chuyện này xảy ra ở ngân hàng Maritime Bank. Anh K kể là anh có tham dự một buổi tiệc tổng kết cuối năm của Maritime Bank với khoảng 2000 người tham dự từ cấp phó phòng trở lên. Lúc đó thì MC có nói là bây giờ đến tiết mục chia sẻ cảm xúc trong năm qua, các anh các chị nào có cảm xúc gì vui buồn nhất trong năm vừa rồi thì có thể lên đây chia sẽ. Vừa xong thì có ông một ông tự nhiên từ đâu nhảy lên cướp Mic rồi ông ấy cứ thế khóc, lúc đó mọi người rất ngạc nhiên tại sao ông này lại khóc thế kia, mà ông ấy là ai, không nổi tiếng chẳng ai biết cả, sau hỏi ra mới biết là ông H giám đốc chi nhánh Ninh Bình.
Prev12345NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.