ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,694,674,975
Stories: 8,412,063
Profile image
1
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 2
24h trước: 4
Tổng số: 130
Câu chuyện nhân sự
Monday, July 20, 2015 2:35
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Có lẽ còn phải kể đến tầng lớp elite của VNCH nữa, họ cũng hình thành nên một lớp đại gia Việt Kiều , nhưng hiện tại thì những đại gia này chưa có hoạt động đầu tư nào đáng kể ở Việt Nam để ảnh hướng đến tiến trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam nên không đề cập làm gì.
Về mấy nhóm sau thì có vẻ cũng đúng, cùng nổi lên với các đại gia 6x ở tầm world class thì những tên tuổi trong giới chuyên gia học thuật ở đẳng cấp world class đang nổi lên như Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn, Vũ Hà Văn etc…. đều thuộc thế hệ 7x cả. Và hầu như các nhân vật Startup hàng dầu thì nhóm 8x là đông nhất, sau đó tới 7x và 9x. Thế hệ 7x không phải lo cái ăn cái mặc nhiều bằng thế hệ 6x, không bị gánh nặng xã hội ghì sát đất nên cái tư duy cạnh tranh mưu cầu lợi ích của họ giảm đi, thiếu sự mưu lược do phải đối đầu với hoàn cảnh căng thẳng phức tạp nên số doanh nhân không nhiều và thời cơ cũng ít hơn nhưng họ có thể chuyên tâm vào nghiên cứu có chiều sâu vì vậy thế hệ này sinh ra nhiêu chuyên gia. Còn dân 8x thì nửa nạc nửa mỡ vì thừa hưởng thành quả của thế hệ trước, đời sống khá hơn, không bằng lòng với những cái hiện có nên lại xuất hiện tham vọng kiếm tiền để đổi đời, và vì giai đoạn bước vào đời đúng vào giai đoạn của bùng nổ thông tin ( google ra đời năm 1998 ) nên dựa trên lợi thế của nguồn tài nguyên dồi dào này mà họ cập nhập những cái mình cần nhanh chóng hơn, định hướng thương mại cao hơn nên đây là thế hệ “doanh nhân số” đông đảo nhất. Còn thế hệ 9x vẫn là một câu hỏi và là niềm hy vọng cho tương lai. Chúng ta cùng chờ xem. 
Bài học về tiền
Nói chuyện về đại gia và kinh doanh tất nhiên phải nói đến tiền. Câu chuyện tiếp theo mình được nghe là câu chuyện về tầm quan trọng của tiền. Một trong những kỹ năng quan trọng là phải biết đánh giá về mức độ nhiều và ít của số tiền mà mình có, và đánh giá khả năng của mình để biết mình có thể kiếm được bao nhiêu tiền tương ứng với khả năng ấy. Và trong câu chuyện của anh K thì thủa mới ra trường anh không có cái kỹ năng này. Thời điểm năm 2003 lúc đó anh đang làm trợ giảng cho 1 trường đại học với số lương 360 ngìn đồng/ tháng. Lương thì thấp tè thế nhưng anh vẫn chọn nó vì công việc đó nhàn, thỉnh thoảng lên lớp, và điều quan trọng là anh có thời gian để đi học lớp cao học Hà Lan của trường KTQD. Anh bảo lúc ấy học xong thì nghĩ mình có tiếng Anh thì cứ apply cho bọn nước ngoài, gửi CV đi một loạt các cty nước ngoài mà suốt 3 tháng chẳng thằng nào nó gọi điện mởi nghĩ lại:

Bỏ mẹ, kiểu này đúng là có vấn đề rồi, phải xem lại, cuối cùng review thì thấy là kinh nghiệm của mình có từ trước đến giờ nó chẳng đủ đề phù hợp gì với mấy công việc đó cả, thế nên đổi chiến thuật, rất may là sau đó thì đại sứ quán Thụy Điển nó đăng tuyển vị trí Project Coodinator cho dự án DANIDA – NAPA nên cứ apply, trong mail nói thực là tôi chẳng có mấy kinh nghiệm gì nhưng tôi rất là khát khao, nhiệt tình, mình cứ ngây thơ viết văn dạt dào thế trong khi lúc ấy cũng chẳng hiểu project nó là cái gì. Cũng may cuối cùng họ cũng gọi đến phỏng vấn rồi sau 1 tháng đượic gọi đến để thương lượng mức lương. Ông sếp mới hỏi: 
-Thế mày muốn lương bao nhiêu? 
Trong đầu thì mình nghĩ là muốn lương cao lắm, chắc phải 1 triệu rưỡi, vì lúc ấy lương ở trường có 3 trăm 6, để sống được còn phải đi dạy thêm mửa mật, lương triệu rưỡi là cao quá rồi còn gì, muốn lắm nhưng không dám nói ra vì sợ nó từ chối thì mất việc. Nên mới trả lời đúng sách là em thì em không biết hệ thống lương ở đây thế nào, mặt bằng là bao nhiêu nhưng em tin là em sẽ được trả công xứng đáng với những gì mà em đóng góp. Ông kia bảo
-Mày nó thế chung chung quá, tóm lại mày muốn bao nhiêu?
Mình cứ ỡm ờ mãi cuối cùng ông ấy báo thôi được rồi, rồi vào viết cái mail offer letter cho mình. Đến lúc đọc đọc con số giật hết cả mình 650$, tỉ giá lúc đó là 17.500 nhân lên nó ra hơn 11 triệu rưỡi. Choáng quá cả hôm ấy về nhà không ngủ được

Bài học mình thấy cần rút ra ở câu chuyện này là trong mỗi môi trường, mỗi hệ quy chiếu sẽ sử dụng hệ thống thang đo giống nhau, muốn đo đạc chính xác trước tiên phải tìm hiểu thang đo của hệ quy chiếu đó mới có thể đo đạc chính xác, sẽ dẫn đến sai lầm khi ta dùng hệ quy chiếu cũ để thực hiện phép đo cũng như ứng xử trong một môi trường mới.
Ở ví dụ trên anh đã thiếu kỹ năng định lượng giá trị nên sau này anh cũng dẫn tới một sai lầm khác đó là đánh giá không đúng tầm quan trọng của tiền. Sau 3 năm làm cho đại sứ quán Thụy Điển thì cũng sắp tới ngày dự án kết thúc, bác ấy được sếp mời đi ăn tối, thông thường thì làm việc với Tây nếu mời đi ăn trưa thì là cái tội cái nợ chứ chẳng thú vị gì, bởi đi ăn trưa tức là đi ăn vì công việc, đưa công việc vào bữa ăn, mà đến mức đi ăn cũng phải là việc tức là việc nhiều bù đầu rồi còn sung sướng nỗi gì, nhưng còn đi ăn tối thì đúng nghĩa là “thưởng thức ẩm thực” và có quý thì người ta mới mời đi ăn. Lúc ăn thì ông sếp hỏi K là: 

-Dự án kết thúc rồi mày định làm ở đâu? 
K nói lúc ấy trong đầu mình quả thật cũng chưa biết là sẽ định đi đâu nên cũng nói đúng những cái có thể lục trong đầu ra:
-Tao cũng chưa biết đi đâu cả, vì cũng chẳng nghĩ tới.
-Làm gì có chuyện đó, tối thiểu thì mày cũng phải có sự chuẩn bị chứ
-Đúng ra là cũng có mấy option bạn bè có rủ rê rồi nhưng tao chưa quyết định
-Mấy chỗ ấy lương có cao không?
-Với tao thì tiền cũng không quan trọng lắm.
-Mày nói thế là mày sai, tao sẽ nói 3 điều để chứng minh là mày sai.
-Thứ nhất là để có thằng K với trình độ, kỹ năng như bây giờ thì bố mẹ mày đã phải đầu tư tiền của cho mày ăn học suốt bao nhiêu năm mới được, nếu mày chọn chỗ lương thấp để làm thì tức là mày không biết tôn trọng công sức của bố mẹ mày và chi phí đầu tư mà bố mẹ mày bỏ ra cho mày, mày phải có trách nhiệm hoàn vốn đầu tư cho bố mẹ mày càng sớm càng tốt.
-Ông ấy nói đến đấy mình mới nghĩ đúng thật, bao nhiêu năm chẳng nghĩ đến công sức bố mẹ bỏ ra cho mình ăn học.
-Thứ hai là nói tiền không quan trọng tức là mày sẽ sẵn sàng chọn chỗ lương thấp để làm, mà điều đó đồng nghĩa với việc vứt bỏ tương lai phía trước của mày.
-Tại sao lại đến mức vứt bỏ tương lai? 
-Bởi vì quy luật là những thằng chấp nhận một mức lương thấp để vào làm sẽ không bao giờ hài lòng với mức lương đó, nó sẽ nảy sinh suy nghĩ là công ty trả thấp thế thì tôi sẽ làm ít thôi để cho tương xứng với đồng lương thấp ấy, như thế sẽ tạo ra thói quen an phận không có chí tiến thủ, năng lực sẽ càng ngày càng kém đi, như thế không phải là vứt bỏ tương lai thì còn là cái gì?
Những người có tham vọng thường đòi hỏi lương cao ngoài việc là vì tiền ra còn là đặt mình vào vị trí luôn đòi hỏi cao với công việc, để lúc nào cũng phải nỗ lực cố gắng thì mới có thể phát triển được sự nghiệp. 
-Điều thứ ba là tiền có thể giải quyết rất nhiều thứ, có rất nhiều thứ cần đến tiền, nếu mày không cần tiền cho bản thân thì có những người xung quanh mày, gia đình mày bạn bè mày cần tiền, và để xây dựng những mối quan hệ như thế cũng cần đến tiền. Như tao mời mày đi ăn hôm nay có cần đến tiền không? Cũng cần chứ? 

Prev12345NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.