ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,694,243,749
Stories: 8,411,173
Profile image
1
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 19
Góc nhìn Alan Phan về “biển lớn”
Saturday, October 24, 2015 19:37
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nước Mỹ trong thập niên 1920 được biết đến bằng tên “The Roaring Twenties” (Những năm hoan lạc của thập niên 1920). Thế chiến thứ Nhất vừa chấm dứt và Mỹ hưởng lợi rất nhiều vì đã cho các nước thắng trận (Anh, Pháp) vay những khoản tiền rất lớn cho chiến tranh, cũng như đã cung cấp vũ khí cho cả hai bên với giá tốt. Nước Mỹ đang sửa soạn thay thế đế chế Anh trên khắp thế giới vì sức mạnh tài chính của mình.
Những công nghệ mũi nhọn mới đem thế lực kinh tế và văn hóa Mỹ phủ khắp toàn cầu trong khi châu Âu vẫn còn là đống tro hoang tàn vì chiến tranh, và châu Á vẫn là các thuộc địa chậm tiến. Thị trường chứng khoán và địa ốc tăng trưởng đột biến, người dân Mỹ ngoài thu nhập cao còn hưởng những khoản lời này nên cảm thấy giàu có nhất thế giới. Dân quê ào ạt đổ về thành phố tìm sự giàu có, “đô thị hóa” ở Mỹ thực sự bộc phát.
Cùng với nhân dân, Chính phủ Mỹ nới rộng tín dụng, giữ lãi suất thật thấp và bắt đầu những công trình xây dựng hạ tầng khắp quốc gia. Xa lộ, đường sắt, xe điện ngầm, nhà máy điện nước, cảng biển… mọc lên như nấm sau mưa. Giá cả mọi tài sản trở thành… bong bóng, xa rời thực tế. Nợ công ngày càng chồng chất và lạm phát bắt đầu quậy phá.
Ngày 29/10/1929, thực tế của thị trường ghé thăm. Wall Street sụp đổ với 13% giảm sút trong chỉ số Dow Jones (lên đến 58% trong nhiều tuần sau đó, và 89% vào 1931). Nước Mỹ kéo toàn thế giới vào cuộc Đại Suy Thoái suốt thập niên 1930 cho đến khi Thế chiến thứ Hai bắt đầu.
Lai Changxing là một nông dân nghèo của tỉnh Hạ Môn – Trung Quốc. Khởi nghiệp bằng con số không, Lai đã thu góp được một tài sản khổng lồ hơn 16 tỷ đô la Mỹ (theo cáo trạng của chính phủ) trong thời gian chưa đầy 5 năm. Lai đã khống chế hoàn toàn các cơ quan công lực của Hạ Môn rồi trung ương, từ cảnh sát đến hải quan, để tổ chức một mạng lưới buôn lậu xe hơi, dầu khí và thuốc lá khắp nước. Sự sụp đổ của Lai là do Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Chu Dung Cơ kết tội Lai, đồng thời dẹp tan thế lực hùng mạnh của phe nhóm Bắc Kinh. Lai bị án tử hình, trốn được qua Canada; còn ở nhà, Thị trưởng Bắc Kinh và 4 nhân vật cao cấp phải tự tử, gần 400 quan chức bị đưa ra tòa về vụ việc này gồm 2 bộ trưởng, 26 tỉnh ủy, 86 huyện ủy, và kết quả có 14 án tử hình.
Trong suốt lịch sử thế giới, cái tệ hại nhất của mỗi thời kỳ vàng son là một kết cuộc thảm thương cho mọi người dân. Bong bóng bao giờ cũng vỡ. Nợ quá tải bao giờ cũng đáo hạn sớm hơn dự định. Người giàu thì phá sản vì lối kinh doanh đòn bẩy phiêu lưu không còn thích hợp, người trung lưu thì trắng tay vì giá trị tài sản biến mất, lay lắt bám víu vào một nền kinh tế khập khiễng. Các quan chức chính phủ thì luôn luôn bó tay vì không hiểu chữ sáng tạo hay tiết kiệm là gì.
Chương 6 – Tư bản và dân chủ
Một công ty thường bao gồm hai thành phần: cổ đông (shareholders) và các người liên quan tới quyền lợi công ty, gọi là nhà liên đới (stakeholders). Cổ đông là những người góp vốn cho công ty, và nhà liên đới là những nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, cơ quan chính phủ trong vòng trách nhiệm, ngay cả những cư dân mà hoạt động của công ty có thể ảnh hưởng đến (như hàng xóm của một nhà máy hay cơ quan xã hội địa phương).
Nếu những nhà liên đới này có quyền bỏ phiếu trong các đại hội thường niên như các cổ đông, thì mục tiêu và chiến thuật của công ty sẽ thay đổi hoàn toàn. Lợi nhuận có thể trở thành thứ yếu; và các phúc lợi dành cho các nhà liên đới sẽ được ưu tiên phát triển. Nếu đây là mô hình kinh doanh, tôi đoán chắc là các thị trường chứng khoán sẽ đóng cửa vì không nhà đầu tư nào muốn đem tiền riêng của mình ra cho các nhà liên đới chơi trò kinh doanh dùm họ.
Đây cũng là lý do tại sao phần lớn các công ty Liên Xô, Đông Âu ngày xưa cũng như các công ty quốc doanh bây giờ ở mỗi quốc gia trên thế giới đã thua lỗ liên tục. Cha chung không ai khóc, tiền không phải do mồ hôi nước mắt mình kiếm được thì sự tiêu xài lãng phí là hậu quả hiển nhiên. Nến kinh tế tài chính của một quốc gia cũng tuân theo những quy luật này.
Ở đây tôi chỉ nhìn chủ nghĩa dân chủ trên khía cạnh kinh tế và ảnh hưởng của nó trên lĩnh vực tài chính công. Dân chủ đã đem lại rất nhiều lợi ích khác trên các vấn đề xã hội tự do, công bằng và pháp trị cho các xã hội Tây phương. Nhưng nếu hỏi tại sao tư bản và dân chủ có nhiều nghịch lý, thì đây là nguyên nhân căn bản.
Cũng trên khía cạnh kinh tế, ta có thể thấy sự tăng trưởng thành công của kinh tế Trung Quốc là nhờ chính sách tư bản hóa hoạt động của các mảng kinh tế tư nhân và mảng đầu tư từ nước ngoài. Hai mảng này chiếm đến 67% GDP và là hai nhân tố tạo nên những thành quả phi thường, trong khi lĩnh vực quốc gia vẫn trì trệ.
Sức mạnh của nền kinh tế tư bản thực sự dựa trên lòng tham lam của con người. Có thể đây là một vấn nạn về đạo đức trên nhiều khía cạnh, nhưng thiếu sự tham lam cơ hữu đã tồn tại hơn 5 ngàn năm qua, sự tăng trưởng kinh tế sẽ trì trệ và mệt mỏi.
Chương 7 – Con voi Trung Quốc
Tôi sống và làm việc ở Hồng Kông và Thượng Hải liên tục từ năm 1999. Câu hỏi thường xuyên phải đối diện từ các doanh nhân nước ngoài là: “Ông đánh giá thế nào về kinh tế của Trung Quốc cũng như tình hình kinh doanh?”. Những lúc đó, tôi luôn nghĩ đến câu chuyện những anh thầy bói mù sờ voi để tìm một từ chính xác mô tả hình thù của con voi.
Thủ tướng Anh – ngài Benjamin Disraeli đã phê bình về những tranh luận chính trị: “có 3 loại nói láo: nói láo, nói láo khốn kiếp và… số liệu thống kê” (lies, damned lies, and… statistics). Sự thật và nửa sự thật (half-truth) có thể tương phản nhau như đêm và ngày. Việc sử dụng các con số thống kê để phù hợp với mục đích tranh luận của mình đã trở thành một thói quen đáng ngại trên khắp thế giới.
Anh bạn người Trung Quốc – là Trưởng Sở Thống kê vùng Tây Dương Tử tâm sự là, những giờ phút căng thẳng nhất của đời anh và các nhân viên thuộc hạ là những ngày phải nộp báo cáo thống kê cho trung ương sau khi thu nhận và tổng kết các con số từ các địa phương, vì “các con số “chửi nhau” thậm tệ”.
Một yếu tố quan trọng nữa của kinh tế Trung Quốc mà mọi người chỉ phỏng đoán là nền kinh tế ngoài luồng: Cho đến thời điểm này, người dân Trung Quốc vẫn chuộng giữ tiền tiết kiệm lâu dài bằng vàng, đô la hay địa ốc thay vì gửi ngân hàng; chỉ có 62% doanh nhân báo cáo về lợi tức thu nhập với Sở Thuế (và có lẽ 90% trong số này là những báo cáo sai lệch); nạn tham nhũng tạo ra những luồng tiền khổng lồ cần rửa sẽ không nằm trong các dữ liệu thống kê chính thức. Rồi thực trạng “tín dụng đen”, quyền tự trị của các địa phương…
Tóm lại, nếu phân tích tình hình kinh tế Trung Quốc theo các dữ liệu, số liệu thống kê và dựa trên những mô hình, phương thức đã học từ các đại học Âu Mỹ, thì xác suất sai lệch rất đáng kể.
Cảm nhận chủ quan của tôi thì Trung Quốc là một thị trường có sức tăng trưởng GDP hay FDI lớn hơn những con số tăng trưởng chính thức nhiều. Do đó, khi quỹ Viasa của chúng tôi đầu tư vào thị trường chứng khoán Trung Quốc, chúng tôi phải quên đi định lý đầu tư thành công vượt bậc của Warren Buffet: quan trọng nhất là giá trị cơ bản lâu dài của các công ty. Chúng tôi hiểu rằng trực giác và chủ quan trong những phân tích nhận định về các đơn vị này không đủ chính xác để làm căn cứ cho những đầu tư lâu dài. Chúng tôi đã đầu tư vào nhiều chứng khoán và công ty ở Trung Quốc, nhưng hoàn toàn ngắn hạn và dùng kỹ thuật lướt sóng cùng các nguồn tin ngoài luồng để quyết định.
Bạn không cần biết hình thù của con voi, nhưng bạn có thể nghe tiếng chân nó chạy và đoán hướng đi. Nếu bạn đúng, bạn cũng vẫn có thể kiếm được tiền với con voi Trung Quốc. Nếu bạn sai, con voi sẽ giẫm nát bạn.
Chương 8 – Con ve và đàn kiến
Prev12345NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.