ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,694,343,519
Stories: 8,411,332
Profile image
1
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 2
Tổng số: 24
Góc nhìn Alan Phan về “biển lớn”
Saturday, October 24, 2015 19:37
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Con ve chỉ thích ca hát suốt các ngày hè tươi đẹp, còn đàn kiến cần cù lo chuyển chỗ dự trữ lương thực và xây tổ đề phòng cho những ngày đông lạnh giá. Con ve thật sự tỉnh ngộ và cay đắng khi sau đó phải đến tổ kiến để xin ăn và chỗ ở. Chuyện “con ve và đàn kiến” của La Fontaine là một mô hình luân lý của tính khôn ngoan, ham làm việc và biết lo xa của đàn kiến so với những thói hư tật xấu của loài ve ham chơi.
Nhưng liên quan giữa kiến và ve có một hệ số mới của thời hiện đại: để tiếp tục tăng trưởng và tạo công ăn việc làm cho đàn kiến, các kinh tế “kiến” đã phải cho các quốc gia “ve” vay nợ rất nhiều để ve tiếp tục tiêu thụ hàng hóa của kiến. Đến lúc này, ve không còn nhiều khả năng trả nợ và đàn kiến lại thực sự có vấn đề. Tiếp tục cho vay thì tờ giấy nợ sau này sẽ bị mất giá trầm trọng; mà không cho vay, thì nền kinh tế của mình bị suy sụp thảm hại vì không xuất khẩu được.
Dĩ nhiên đây là nguyên tắc mà các doanh nhân đều biết rõ: nếu bạn nợ ngân hàng vài trăm triệu đồng thì đây là vấn nạn của bạn; nhưng nếu bạn nợ ngân hàng vài ngàn tỷ đồng thì đây là vấn nạn của ngân hàng.
Chương 9 – Chỉ số hạnh phúc
Nếu nhìn vào bản đồ về mức độ hạnh phúc đã được một số tổ chức nghiên cứu độc lập công bố trong những năm gần đây, có thể thấy một nghịch lý thú vị: người dân tại nhiều quốc gia nghèo cảm thấy hạnh phúc hơn người dân ở các quốc gia phát triển.
Hồng Kông có khoảng 200.000 – 300.000 người giúp việc đến từ Philippines. Cứ mỗi Chủ nhật, những người này thường tụ tập ở khắp các công viên trung tâm để thư giãn và gặp gỡ trò chuyện với đồng hương. Mười năm trước, các giáo sư ở Hồng Kông Polytechnic đã làm một cuộc khảo sát mức độ hạnh phúc, hài lòng với cuộc sống trong cư dân. Thú vị ở chỗ, trong giới giúp việc đến từ Philippines, hơn 90% người được hỏi cho biết họ rất hạnh phúc, hài lòng với cuộc sống. Ngược lại, các ông bà chủ người Hồng Kông chỉ có chừng hơn 50% người được hỏi có cảm giác hạnh phúc, hài lòng.
Nếu ở Philippines, cho dù rất cần cù, mỗi người trong bọn họ chỉ có thể kiếm được 100 – 150 đô la Mỹ trong 1 tháng, cuộc sống khá eo hẹp, vất vả, nên họ khó thể hạnh phúc được. Sang Hồng Kông, cho dù là đi làm giúp việc, nhưng họ lại có cơ hội kiếm được tới 500 – 700 đô la /tháng. Mức thu nhập đó cao hơn hẳn nên đương nhiên họ cảm thấy hạnh phúc, lạc quan.
Tiếc rằng, những nhà khảo sát đã không hỏi thẳng những ông bà chủ người Hồng Kông đó có muốn đánh đổi đời sống bất hạnh cua họ lấy đời sống hạnh phúc của người giúp việc không. Nếu có, tôi chắc chắn 100% sẽ nói không. Còn nếu hỏi ngược lại những người giúp việc hạnh phúc có muốn trở thành những ông bà chủ bất hạnh không thì sẽ có đến 90% sẽ trả lời là có. Thành ra, việc đánh giá mức độ hạnh phúc, lạc quan chỉ là một đo lường hết sức trừu tượng.
Chương 10 – Khi lãnh tụ biết cười mình
Nếu có một học giả nào tìm sự liên quan giữa chỉ số hạnh phúc của người dân và khả năng biết cười của các lãnh tụ xứ họ, kết quả sẽ là một tỷ lệ thuận minh chứng qua suốt bao thời đại.
Obama nói về một câu chuyện khôi hài đang thịnh hành trên mạng: Trong một buổi sáng chạy bộ ở Alabama, ông Obama chẳng may bị rớt xuống con sông sâu đang cuồn cuộn chảy. May sao, có ba đứa trẻ đang câu cá dưới dòng sông nhanh trí dùng cành cây vớt ông lên. Obama hỏi, “Tôi làm được gì cho các ân nhân đã cứu mạng tôi đây?”. Đứa trẻ đầu mong được thăm Tòa Bạch Ốc và ngủ đêm tại đó. Đứa thứ nhì mong ông Obama đến lớp học của mình, bắt tay các bạn đồng lớp. Obama nói quá dễ dàng, ông sẽ làm như vậy. Còn đứa thứ ba thì lại xin ông một chiếc xe lăn, có gắn iPod, iPad và TV 3-D để cậu ta giải trí. Obama nói ông không hiểu, em đang khỏe mạnh thế này, sao lại muốn ngồi xe lăn? Cậu ta đáp: “Bây giờ thì khỏe, nhưng sau khi cha tôi biết tôi là người đã cứu sống ông, thì chắc chắn cha sẽ bẻ gãy giò của tôi”.
Có một câu chuyện thú vị về cựu Tổng thống Bush: Khi ông đi thăm một lớp tiểu học, cô giáo hỏi các học trò: “Mình đang học về thảm kịch. Em nào cho tôi một thí dụ”. Một em nhanh nhảu: “Em chạy ra đường chơi và bị xe đụng”. “Không, đó là một tai nạn, không phải thảm kịch”. Một em khác: “Xe buýt của trường rơi xuống hố và nhiều học sinh bị tử nạn”. “Đó là một mất mát lớn lao, nhưng chưa phải là thảm kịch”. Đứa thứ ba giơ tay: “Khi Tổng thống Bush rớt máy bay chết”. “Đúng rồi, nhưng đâu là lý do em nghĩ đây là thảm kịch?”. “Vì chắc chắn nó không phải là một tai nạn, hay là một mất mát lớn lao”.
Ông Clinton thì mỗi đêm bị các danh hài trên TV đem ra chế giễu về tật thích lăng nhăng với phụ nữ. Trước mặt ông, nhà phỏng vấn Jay Lano kể một khảo sát của viện thống kê Gallup về câu hỏi đặt ra cho các phụ nữ: “Cô có chịu ngủ với Tổng thống Clinton?”. Kết quả: 1% nói “yes”, 2% nói “no” và 97% nói “never again” (không thể có lần khác).
Trong suốt lịch sử 200 năm của Mỹ, những chuyện cười về tổng thống hay chuyện cười do các ông kể có thể chứa đầy cả ngàn trang sách. Không ai có một ảo tưởng mình là thần thánh phải được tôn vinh và thờ phụng. Ngay cả một khai quốc công thần như Washington cũng đầy những chuyện vui buồn về lỗi lầm, hối tiếc hay ngu xuẩn của cá nhân cũng như của chính phủ do ông lãnh đạo. Mọi thành tựu cũng như thất bại, lầm lẫn… đều được mổ xẻ chi tiết bởi nhiều học giả, bây giờ và tương lai, ngay cả trong những chuyện riêng tư của đời sống cá nhân.
Khả năng biết tự giễu mình được đánh giá cao vì nó tạo sự gần gũi giữa nhà lãnh đạo và người dân thường.
Chương 11 – Một người làm quan cả họ được nhờ
Hiện tượng này đã tồn tại suốt 10 ngàn năm trong lịch sử nhân loại, qua mỗi thời đại và không gian. Từ vị vua chúa ở đỉnh cao đến ông trưởng thôn ở một quận hẻo lánh, lợi dụng quyền lực của mình để gia đình cùng hưởng lợi, nhất là vợ con, đã trở thành một thói quen như ăn uống hay giải trí.
Ngay cả ở những quốc gia dân chủ văn minh Âu Mỹ, các quan chức và gia đình quyền lực vẫn tìm đủ mọi khe hở của pháp luật để phát huy quyền hành và đặc lợi. Sự tham lam không bao giờ chịu ngưng ở một thế hệ.
Ngay cả một nước dân chủ tự do như Mỹ, ông George W.Bush đã dùng bộ máy tranh cử và cố vấn của cha để tranh cử và đắc cử Tổng thống vào năm 2000 và 2004. Trong lịch sử Mỹ, dù không kế vị trực tiếp, nhưng Tổng thống John Wuincy Adams là con của cựu Tổng thống John Adams. Những gia đình khác có sự tập trung quyền lực chính trị nổi tiếng của Mỹ là gia đình Kennedy ở Massachusetts, gia đình Daley ở Chicago, gia đình Brown ở California… Nhưng phải công bằng mà nhận định là các người con chính trị gia ở Mỹ phải trải qua những kỳ vận động tranh cử rất mệt nhọc để kiếm phiếu từ người dân, chứ không được trao vương miện bằng một sắc lệnh như tại các xứ khác.
Chương 12 – Bỏ cuộc trước khi tới đích là thất bại
Trong hơn 40 năm đi làm, tôi chưa thấy một trường hợp nào thành công một cách êm thắm. Ông Eisenberg – Chủ tịch Tập đoàn Eisenberg có nói một câu mà tôi nhớ hoài: “Khi anh bị té thì cố gắng ngửa mặt lên. Chừng nào anh còn ngẩng mặt lên thì anh còn có thể trỗi dậy”. Thực tế là tôi cũng đã một vài lần trắng tay, nhưng không xem đó là thất bại.
Với tôi, bỏ cuộc trước khi tới đích là thất bại. Tôi chưa bỏ cuộc nghĩa là tôi chưa thất bại.
Tôi quan niệm một người thành công trong cuộc sống phải hội đủ sáu yếu tố. Thứ nhất là có sức khỏe. Thứ hai, trí tuệ đầy đủ. Thứ ba, tinh thần mạnh mẽ, sáng suốt. Thứ tư, tâm linh mình được thanh nhàn, êm ả, hòa hợp với vũ trụ, với đấng tối cao nào đó. Thứ năm, trả ơn xã hội bằng những đóng góp thiết thực. Sau cùng, có tài sản vật chất đầy đủ. Thiếu bất kỳ yếu tố nào trong sáu yếu tố này thì chưa phải toàn vẹn.
Chương 13 – Những cách mất tiền khi ra biển lớn
Prev12345NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.