ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,687,798,925
Stories: 8,390,437
Profile image
1
0
Tác giả: khatkhaoxanh
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 43
Nguyễn Du kiệt tác thơ chữ Hán
Saturday, January 30, 2016 0:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.

Yên Đệ Minh Thành Tổ đã cho người đốt hết những sách vở, phá hủy những bia đá có khắc văn tự của người Việt, bắt những thợ thủ công có tay nghề cao người Việt thiến đi rồi đưa về Trung Quốc để phục dịch, đàn áp thảm khốc, sưu cao thuế nặng, Nguyễn Trãi đã khẳng định những tội ác mất nhân tính này  trong “Bài cáo bình Ngô”:

“… Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc,
ngán thay cá mập thuồng luồng.

Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,
khốn nỗi rừng sâu, nước độc.

Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng,
máu mỡ bấy no nê chưa chán ;

Nay xây nhà, mai đắp đất,
chân tay nào phục dịch cho vừa.

Nặng nề những núi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay,
trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay,
nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?

Nhiều cuộc khởi nghĩa chống lại các bộ máy xâm lược nhà Minh. Minh Thành Tổ đã điều các tướng Mộc Thạnh, Trương Phụ sang dẹp các cuộc khởi nghĩa này do Trần NgỗiTrần Quý Khoáng lãnh đạo.  Sau khi họ Trần thất bại, vào đầu năm 1418 một cuộc nổi dậy lớn do Lê Lợi khởi xướng. Năm 1424 nghĩa quân Lam Sơn đã chiếm lại gần như toàn bộ vương quốc đúng lúc Yên Đệ chết. Năm 1427, Minh Tuyên Tông đã chính thức thừa nhận nền độc lập của Việt Nam với điều kiện Đại Việt chấp nhận làm chư hầu và phải cống nạp người vàng tượng trưng cho Liễu Thăng bị giết ở ải Chi Lăng mỗi lần đi sứ.

Bên lề chính sử chép lại một số trích đoạn trong Chương 1, trang 15 – 25,  tác phẩm “Nguyễn Du”, tiểu thuyết lịch sử của nhà văn, nhà giáo Nguyễn Thế Quang. Sự tra cứu và đối chiếu các sự kiện, tư liệu là hoàn toàn khớp đúng với chính sử, đồng thời cũng thể hiện phù hợp với tính cách và số phận của các nhân vật lịch sử.

… “Đêm tháng Sáu (Nhâm Tuất 1802) đất trời Thăng Long thật mát mẻ… tại một căn nhà nhỏ gần hồ Giám, Nguyễn Du không hề chợp mắt. Người bạn cũ (Đặng Trần Thường) ngạc nhiên khi biết Nguyễn còn sống và càng vui hơn khi biết anh được triệu ra làm quan. Lấy cớ đi đường xa mệt, Nguyễn đi nghĩ sớm, nhưng Nguyễn đâu có ngủ. Đêm nay, dân Thăng Long nhiều người bày hương án ra đường đón Gia Long. Mười ba năm trước (năm Kỷ Dậu 1789) cũng chính những người dân này cũng bày hương án đầy đường mừng Nguyễn Huệ. Hai kẻ thù của nhau đều được họ đón tiếp nồng hậu. Phải lòng dân quay trở theo thời cuộc, ai chiến thắng thì tung hô người đấy, hay lòng dân sau buổi đầu rực rỡ của triều đại Quang Trung đã sớm chán ngán vì sự hà khắc của sự thống trị và cảnh anh em “nồi da nấu thịt” mà ra đón mừng Gia Long? Trong thất vọng, họ hi vọng được gặp vua hiền. Và rồi họ có sớm thất vọng không? Chẳng biết được. Chỉ biết lòng Nguyễn chán ngán. Kết thúc mười năm ăn nhờ ở đậu nơi quê vợ (?) năm năm theo phường săn Ngàn Hống (?), không ràng buộc vào danh lợi, không màng bổng lộc, lòng Nguyễn nguội lạnh công danh, thì giờ lại triệu ra đây để làm quan, để khom lưng quỳ gối trước một ngai vàng mới. Tất cả chỉ tại cái thằng xảo quyệt Đặng Trần Thường. Khi Quang Trung Nguyễn Huệ ra Bắc phế bỏ nhà Lê, ta bảo nó cùng ta chiêu mộ lực lượng đánh lại Tây Sơn thì nó không nghe, đi gặp Ngô Thì Nhậm để kiếm chỗ vinh thân. Bị Ngô Thì Nhậm khinh ghét, nó mới cùng ta đi khắp vùng Hải Dương, Thăng Long tìm người nghĩa khí. Thế nhưng nhà Lê chẳng có bề tôi nào có nghĩa, toàn phường sợ chết nằm im, hắn lại lôi kéo ta vào Nam theo Nguyễn Ánh. “Ngoài này không chốn dung thân, làm gì rồi cũng là thằng cùng đinh thôi. Làm đấng nam nhi phải có quyền lực. Có quyền lực là có tất cả. Phải vào Nam thôi”. Ta không tin cái thằng tráo trở ấy. Chán cảnh người trong một nước đâm chém nhau, ta vùi đầu vào trang sách. Khi Nguyễn Huệ đột ngột chết, ta vào Phú Xuân để kéo Nễ huynh ra khỏi con thuyền Tây Sơn đang chìm dần, thì hắn theo Nguyễn Đình Đắc vào cửa biển Cần Giờ dâng mình cho Nguyễn Ánh. Giờ thì hắn đã là Tán lý Quân vụ. Khi hắn dẫn binh ra lấy Nghệ An một cách dễ dàng thì hắn tiến cử ta với Gia Long. ta đã nói với hắn để cho ta ở lại làm một Hồng Sơn liệp hộ xa chốn cửa quyền, hắn nhất thiết không cho”

Prev23456NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.