… Đặng Trần Thường đưa Nguyễn vào gặp Gia Long. Vừa bước vào cửa chưa kịp cúi chào thì Hoàng thượng đã vui vẻ chỉ vào chiếc ghé nạm xà cừ:
– Khanh ngồi đi. …
– Trẫm nghe Tán lý Đặng Trần Thường nói nhiều về khanh. Xuân Quận công có những người con thật tài năng. Nguyễn Nễ cũng khá lắm, biết tùy thời mà ứng biến. Khanh ẩn mình, chịu nhiều gian truân, giữ niềm trung với tiên triều là rất quý. Nay ta tạm giao khanh về làm tri huyện Phù Dung cho quen việc, sau ta sẽ giao cho khanh những việc lớn hơn. Được chứ? Vì giang sơn và gia tộc, khanh cố làm cho tốt.
Nguyễn thưa:
– Đội ơn Hoàng thượng.
Sau buổi ấy, ngài lấy Nguyễn Duy Hợp làm Thị trung học sĩ lãnh chức Hiệp trấn Kinh Bắc, Lê Duy Đản làm Kim hoa điện trực sĩ lãnh chức Hiệp trấn Lạng Sơn. Lê Huy Trầm, Ngô Xiêm, Nguyễn Đình Tứ làm Thái hòa điện học sĩ, Phan Thích, Vũ Trinh làm Thị trung học sĩ, một số được củ làm tri huyện. Ba mươi hai học trò Bắc Hà được ghi tên chờ bổ dụng.
Đêm đó Nguyễn và Nễ về nhà Vũ Trinh. Bên bàn rượu, Vũ Trinh nâng chén:
– Mười bốn năm rồi, chúng ta mới được đồng ẩm bên nhau. Xin nâng chén chúc đại huynh và hiền đệ mạnh khỏe, hoạn lộ công thành, mừng chúng ta gặp được minh quân, anh hùng cái thế.
Nễ nâng chén. Nguyễn nâng theo.”Vũ Trinh đang rất vui”. Nguyễn nghĩ thế và chợt nhớ Đoàn Nguyễn Tuấn. Mười ba năm trước, trên Phong Nguyệt sào, một đêm trăng cũng như đêm nay, cùng tam nhân bàn chuyện xuất xử . Đàn Nguyễn Tuấn cũng rất vui. Nễ huynh hăng hái ra, con ta không ra. Hôm nay, tam nhân nhập thế, nhị huynh hăng hái, còn ta”… Vũ Trinh vui quá hỏi Nễ:
-Mấy lâu nay được gần Hoàng thượng, huynh thấy thế nào?
Ta rất mừng, không ngờ Hoàng thượng lại rộng lượng đến thế. Khi ngài chiếm Phú Xuân, nghĩ mình sẽ chết, ta bèn viết bản điều trần nói rõ thịnh suy của các triều đại là ở mệnh trời còn ta chỉ muốn làm việc cho dân yên. Hoàng thượng khen và tin dùng cho ta ở cạnh ngài. Còn La Sơn phu tử, ngài cũng an ủi cho về nghỉ. Giờ đây chúng ta ra phụng sự ngài là phải.
Nhìn sang Nguyễn. Nễ hiểu lòng chú em yêu vân đầy giông bão “Chú ta vẫn luôn có suy nghĩ khác người và luôn sâu sắc hơn mình”, Nễ hỏi:
-Hiền đệ nghĩ sao?
Nguyễn yên lặng một lúc rồi chậm rãi nói:
– Qua những việc may mắn trong cuộc đời của Nguyễn vương, rồi đến việc Hooa2ng đế Quang Trung đột ngột băng hà thì biết mệnh trời đã trao vào tay họ Nguyễn Gia Miêu. Nay non sông một mối nhưng dân tình hơn ba trăm năm binh đao khốn khổ quá rồi, mình ra gánh vác là phải. Còn Hoàng thượng có rộng lượng không thì cũng chưa rõ. Cái điều rõ nhất là ngài không tin chúng ta: Ba người nắm quyền sinh sát ở Bắc thành là ba kẻ có công đánh đổ Tây Sơn giúp ngài giành ngai vàng, còn chúng ta chỉ là những bề tôi cần để giúp việc, để chứng tỏ triều đại mới quý Lê triều, còn có tin sĩ phu ở Thăng Long không thì chưa rõ. Những võ quan công thầnđược giao quyền sẽ cậy quyền , còn chúng ta tốt, xấu, sống, chết vẫn nằm trong tay họ và chỉ cách nhau một gang tấc mà thôi. Số phận dân chúng nằm trong tay những kẻ võ biền , không hiểu sẽ ra sao?
Vũ Trinh nhìn Nguyễn cười:
– Cậu quá lo xa. Trước mắt Hoàng thượng chưa hiểu chúng ta thì phải thế. Sáng nay, Hoàng thượng gặp bọn anh , ngài rất ân cần , tin tưởng và ban thưởng cho rất hậu nữa.
Nguyễn nhìn Vũ Trinh: dưới ánh đèn, nét mặt tràn đầy tự tin. Nguyễn định nói: ” Anh rể ơi. Chưa làm được gì mà đã ban phát bỗng lộc thì đó là sự mua chuộc, chưa tin tưởng và cả sự coi thường nữa. Đối với vua chúa sự ban thưởng vàng bạc và ban cho giải lụa hay chén thuốc độc là rất gần nhau”. Thế nhưng, sợ không khí buổi gặp gỡ hiếm hoi này mất vui. Nguyễn nhìn Trinh và Nễ mỉm cười:
– Có thể em nghỉ xa quá, nhưng sao em vẫn không an. Còn Nễ huynh đã hơn ba tháng sống gần Hoàng thượng, huynh nghĩ sao?
Nễ nhìn Nguyễn và Tring- người em ruột và người em rể, không ngờ chú em mình lại nghĩ sâu xa như vậy. Những điều Nguyễn nói chính là tâm sự nặng nề của Nễ bấy lâu. Hơn ba tháng qua, chứng kiến sự biến đổi nhanh chóng của thế cục. Nễ vừa mừng vừa sợ. Gia Long điều binh nhanh chóng, quyết đoán không khác gì cựu hoàng đế Quang Trung nhưng xử xự thì khôn lường. Nguyễn Huệ làm cho Nễ tin phục còn ngài làm cho Nễ sợ. Nễ thấy những bước đường còn lại của mình thật chông chênh. Và những bước đi của hai người em của mình, một em rễ một em ruột, không hiểu sẽ ra sao? Nể nói:
– Điều chú Bảy nghỉ là đúng. Chúng ta phải rất cẩn trọng. Hoàng thượng có chí, điều quân rất quyết đoán, tài ba nhưng xử sự thì lạ lắm, không lường được. Bắt được con Nguyễn vương là Nguyễn Quang Cương, Nguyễn Quang Tự, Nguyễn Quang Diện vẫn cấp cho tiền bạc, cứ tưởng là được tha, nào ngờ sau đó đưa Nguyễn Quang Cương về Bình Định, Nguyễn Quang Tự, Nguyễn Quang Diện về Gia Định bố cáo cho dân chúng rồi hành hình. Chém vua Cảnh Thịnh nhưng lại lấy Hoàng hậu Lê Thị Ngọc Bình. Triều thần can thì tuyên bố “Cơ nghiệp của nó ta còn chiếm được , còn vợ nó ta không lấy được sao?”. Rồi đến việc đào mộ, bổ săng Nguyễn Vương phơi thây, xé xác lăng trì ba mươi mốt con trai con gái của Ngài, thì thật quá lắm!
Vũ Trinh nói:
– Sát phu đoạt phụ là chuyện không nên, nhưng việc trả thù xưa nay quân vương nào chả thế. Vả lại, Nguyễn Huệ cũng đã sai đô đốc Nguyễn Văn Ngũ phá lăng hoàng khảo Nguyễn Phúc Noãn, vứt hài cốt xuống vực.
Nguyễn trầm ngâm:
– “Ái nữ chi tâm, nhân giai hữu chi”, người đẹp thì ai chẳng thích, gặp trang quốc sắc thiên hương, trượng phu xiêu lòng xưa nay đâu hiếm. Còn điều đó có ảnh hưởng đến quốc sự hay không thì phải đợi xem. Có thể ông ta mê sắc dục , mà cũng có thể ông ta muốn an ủi lôi kéo con cháu nhà Lê. Nếu đúng vậy thì ông ta là kẻ ghê gớm, sẵn sàng bất chấp chê khen can ngăn của cận thần chỉ cốt đạt mục đích lớn của mình.
Vũ Trinh ngạc nhiên nhìn Nguyễn: “mười lăm năm dâu bể, qua bao nỗi đắng cay đã làm cho cậu em vợ thay đổi biết bao. Không còn vẻ ngang tàng tài tử mà trở nên già dặn, thận trọng hơn và cả nhút nhát nữa. Thế nhưng đằng sau mái đầu bạc ấy, phải nhìn nhận cậu ta có những ý nghĩ sắc sảo” Hai người im lặng chờ đợi Nguyễn nó hết ý ủa mình. Nguyễn tiếp:
– Còn chuyện trả thù anh em Tây Sơn đúng là chuyện thường tình, nhưng trả thù đến thế thì quá độc ác. Qua việc này thì thấy ngài cũng như bao kẻ khác mà thôi (Nguyễn định dùng chữ “tầm thường” như bao kẻ khác nhưng kịp rút lại).” …
Nguyễn Du, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh, ai là anh hùng đây? “Nguyễn Huệ là kẻ anh hùng“, Hồ Chí Minh sau này đã nhận định về Nguyễn Huệ như vậy. Còn Nguyễn Du thì chính ông tự yêu thích với danh phận “Hồng Sơn liệp hộ, Nam Hải điếu đồ” (kẻ đi săn ở núi Hồng, người câu cá ở biển Nam) thung dung an nhiên tự tại. Nguyễn Du tả về Từ Hải ở trong Truyện Kiều đã hạ một câu: “Khen cho con mắt tinh đời/ Anh hùng đoán giữa trần ai mới già“. Thật sâu sắc thay!
Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ
LIỄU HẠ HUỆ MỘ
Sông Tứ dưới cầu Ngô Điếm qua
Danh thơm kẻ sĩ chửa phôi pha
Đạo ngay xử thế ba lần truất
Bậc thánh nên công một đức Hòa
Đối mặt Ni Sơn vinh nước tổ
Thương thân Đạo Chích hổ danh nhà
Bia tàn chữ mất vùi gai góc
Nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe
(Dịch thơ: Đặng Thế Kiệt)
Nguyên văn chữ Hán
柳下惠墓
吳店橋通泗水波
士師名蹟未消磨
事人直道寧三黜
作聖全功在一和
相對尼山長有魯
可憐盜跖已無家
碑殘字沒埋荒草
天古聞風一下車
Liễu Hạ Huệ mộ
Ngô Điếm kiều thông Tứ thủy ba
Sĩ Sư danh tích vị tiêu ma
Sự nhân trực đạo ninh tam truất
Tác thánh toàn công tại nhất hòa
Tương đối Ni Sơn trường hữu Lỗ
Khả liên Đạo Chích dĩ vô gia
Bi tàn tự một mai hoang thảo
Thiên cổ văn phong nhất há xa
Mộ Liễu Hạ Huệ (Dịch nghĩa)
Dưới cầu Ngô Điếm sông Tứ chảy
Tiếng tăm của bậc Sĩ sư vẫn chưa mất
Lấy đạo ngay thẳng thờ người, ba lần chịu mất chức
Nên công bậc thánh ở chữ “Hòa”
Đối mặt Ni Sơn, nước Lỗ còn mãi mãi
Thương cho Đạo Chích kẻ không nhà
Bia tàn chữ mất chôn vùi nơi cỏ hoang
Nghìn năm còn nghe tiếng, tôi xuống xe.