ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,686,608,045
Stories: 8,386,759
Profile image
0
0
Tác giả: khatkhaoxanh
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 88
Nguyễn Du kiệt tác thơ chữ Hán
Saturday, January 30, 2016 0:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.

Liễu Hạ Huệ mộ là kiệt tác của Nguyễn Du trong Bắc Hành tạp lục. Tác phẩm được Nguyễn Du chính thức công bố vào năm Quý Dậu (1813) khi ông là Chánh sứ của đoàn sứ thần của Nguyễn Ánh sáng thông hiếu với nhà Thanh năm Gia Long thứ 12 và Gia Khánh thứ 17. Liễu Hạ Huệ mộ  và Kỳ Lân mộ tại Bắc Hành tạp lục được trình lên vua Càn Long, một vị vua thông minh tài trí kiệt xuất của Trung Quốc trong lịch sử. Nguyễn Du, với cương vị là Bộ trưởng Ngoại giao, đã thể hiện rõ quan điểm kính trọng ai và coi thường ai. Thông điệp ngoại giao là thật rõ ràng và “ý tại ngôn ngoại” thật kiệt xuất.

Liễu Hạ Huệ là người thế nào? Tìm lại thư tịch điển cố văn chương để luận cổ suy kim hiểu được những thông điệp ngoại giao sắc sảo của Nguyễn Du chính thức gửi vua Càn Long và vua Gia Khánh.

Liễu Hạ Huệ (sinh 720 TCN, mất 621 TCN) tức Triển Cầm 展禽, tên Hoạch 獲, tự là Quý 季, người đất Liễu Hạ 柳下, nước Lỗ 魯, thời Xuân Thu 春秋, nổi tiếng là một chính nhân quân tử. Liễu Hạ Huệ làm Sĩ Sư, ba lần bị truất mà không bỏ nước. Có người hỏi, ông trả lời: “Lấy đạo ngay mà thờ người thì đi đâu mà không bị ba lần truất. Nếu lấy đạo cong thì hà tất phải bỏ nước của cha mẹ“. Sau khi chết, được đặt tên thụy là Huệ 惠. Mạnh Tử khen ông là bậc thánh về Hòa (Thánh chi Hòa 聖之和).

Sách Đông Chu liệt quốc của Phùng Mộng Long, hồi thứ ba mươi chín “Triển Hỉ vấn kế cùng Liễu Hạ Huệ” tóm tắt như sau:

Trong lúc này, Tề Hiến Công vẫn có ý nối chí cha, nuôi mộng bá chủ chư hầu. Một hôm hỏi các quan đại phu: Tiên quân ta là Tề Hoàn Công lúc nào cũng lo đánh đông dẹp bắc, gây thế lực cho mình, chư hầu kính nể. Nay đến đời ta, chẳng lẽ cứ nằm im, trong khi các chư hầu mỗi ngày một mạnh? Ta còn nhớ năm trước vua Lỗ định giúp Vô Khuy chống cự với ta, hận ấy chưa trả. Nay Lỗ lại liên kết với Vệ và Sở, thế rất mạnh, nếu không trừ trước ắt sanh hậu họa. Vừa rồi , ta nghe nói nước Lỗ mất mùa, ta muốn thừa cơ đánh Lỗ, ý các ngươi thế nào? Quan thượng khanh Cao Lỗ nói: Nước Lỗ được nhiều nước giúp, ta đánh khó thắng nổi. Tề Hiến Công nói: Nếu ngồi nhà mà luận chưa chắc đã đúng. Cứ đem quân đến đánh thử một trận xem các nước chư hầu có ai giúp Lỗ chăng? Nói xong, cử binh kéo sang miền bắc nước Lỗ.

Quân thám thính về báo, Lỗ Hi Công nói: Nước ta đang lúc mất mùa, quân Tề lại kéo sang, vậy thì nên đánh hay hòa? Quan đại thần Tang Tôn Thần nói: Xin chúa công nhẫn nhục cho người đến giảng hòa với Tề, nếu không xong sẽ tính. Lỗ Hi Công hỏi: Hiện nay ai có thể lãnh trọng trách đó? Tang Tôn Thần nói: Tôi xin tiến cử Triển Hoạch, con quan Tư Không đời trước, làm quan Sĩ Sư, được phong ở đất Liễu Hạ. Người ấy nho nhã, thông minh lắm, chỉ vì chán ghét thói đời nên từ quan về sống cảnh an cư. Nay được người ấy đi chắc vua Tề phải kính trọng. Lỗ Hi Công nói: Tôi vẫn nghe tiếng người ấy, song hiện nay người ấy ở đâu? Tang Tôn Thần nói: Hiện nay nơi Liễu Hạ. Lỗ Hi Công liền cho người đến triệu Triển Hoạch, Triển Hoạch cáo bệnh không đến. Lỗ Hi Công hỏi Triển Hoạch cáo bệnh, bây giờ phải làm sao? Tang Tôn Thần nói: Triễn Hoạch còn có người em là Triển Hỉ dẫu quan chức nhỏ nhưng có tài ứng đối rất hay. Nay sai Triển Hỉ đến nhà Triển Hoạch hỏi xem dùng cách gì để ứng đối với vua Tề.

Lỗ Hi Công theo lời, sai Triển Hỉ đến Liễu Hạ. Triển Hỉ theo lệnh đến nơi vào yết kiến Triển Hoạch, thuật lại ý muốn của Lỗ Hi Công và sứ mệnh của mình. Triển Hoạch nói: Vua Tề sang đánh ta là ý muốn noi công nghiệp của Tề Hoàn Công ngày trước, nhưng không biết muốn làm bá chủ phải tôn phù Thiên tử nhà Chu. Nay ta đem di mệnh của Tiên vương ngày xưa mà trách vua Tề thì thiếu gì cách nói. Triển Hỉ trở về nói với Lỗ Hi Công: Tôi đã hỏi được cách ứng đối với vua Tề rồi.

Lỗ Hi Công liền phát lễ vật sai Triển Hỉ đến thương thuyết với vua Tề (…). Triển Hỉ nói với vua Tề: Chúa công tôi nghe xa giá nhà vua sang địa giới nước tôi nên sai tôi đến đây để tiến dâng lễ vật. Tề Hiến Công hỏi: Người Lỗ nghe ta đem quân sang đánh có sợ chăng? Triển Hỉ đáp: Có những bọn tiểu nhân thì sợ thật nhưng những người quân tử thì không chút gì sợ hãi. Tề Hiến Công nói: Hiện nay nước ngươi không có ai mưu trí như Thi Bá, cũng không có ai vũ dũng bằng Tào Tuệ, ngoài đồng lại bị mất mùa, cây cỏ vàng úa . Thế thì cậy vào đâu mà không sợ hãi? Triển Hỉ nói: Nước tôi không cậy tài cũng không cậy của, chỉ cậy có một điều là di mệnh của Tiên vương mà thôi. Tiên vương nhà Chu ta ngày xưa phong Thái công nơi đất Tề, phong Bá nơi nước Lỗ, khiến hai nước uống huyết ăn thề: “Con cháu sau này đời đời cùng giúp nhà Chu, không làm hại lẫn nhau”. Lời thề ấy còn chép trong sử sách hai nước. Trước kia Tề Hoàn Công lên làm bá chủ cũng vì hội chư hầu nơi đất Kha để giúp Thiên tử, nay hiền hầu bỏ đường lối ấy mà dùng vũ lực uy hiếp các nước chư hầu, trái với lời thề của Tiên vương, làm sao nên được? Tôi dám chắc hiền hầu không bao giờ làm trái đạo. Bởi vậy, nước tôi không sợ hãi. Tề. Hiến Công nghe nói nghĩ thầm, rồi bảo Triển Hỉ: Ngươi về nói lại với Lỗ hầu, ta xin cùng nước Lỗ giảng hòa. Nói xong truyền lui binh về nước.”

Thơ chữ Hán của Nguyễn Du có Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm và Thanh Hiên thi tập. Thi Viện http://www.thivien.net/ đến nay đã thu thập được 226 bài trong đó “Bắc hành tạp lục” có 132 bài, Nam Trung tạp ngâm 16 bài và Thanh Hiên thi tập 78 bài. Lời thơ điêu luyện, theo cách nói của Mai Quốc Liên thì: “Thơ chữ Hán của Nguyễn Du là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành, mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa”.

“Liễu Hạ Huệ mộ” là một tuyệt phẩm của Nguyễn Du trong “Bắc hành tạp lục”. Năm Gia Long thứ mười một 1813, Nguyễn Du được thăng chức Cần Chánh điện đại học sĩ và được cử làm Chánh Sứ đi Trung Quốc từ khoảng giữa năm 1813 đến gần cuối năm 1814. Trên hành trình muôn dặm của một sứ thần, Nguyễn Du đã đến nước Lỗ (tỉnh Sơn Đông ngày nay) nơi có ngọn núi Thái Sơn hùng vĩ, đất thiêng khởi phát của nhà Chu và tộc Hán, nơi quê hương và an nghỉ của Khổng Tử (Trọng Ni) với lời cảm khái của Tư Mã Thiên “ Kinh Thi nói: Núi cao ta trông , đường rộng ta đi, Tuy đích chưa đến nhưng lòng hướng về̀. Tôi đọc sách của họ Khổng, tưởng tượng như thấy người. Đến khi đến Lỗ, xem nhà thờ Trọng Ni, nào xe cộ, nào áo, nào đồ tế lễ, học trò tập về nghi lễ ở nhà Khổng tử theo đúng từng mùa, tôi bồi hồi nán lại, bỏ đi không dứt. Trong thiên hạ các vua chúa và người tài giỏi rất nhiều, khi sống thì vinh hiển, nhưng lúc chết là hết. Khổng Tử là một người áo vải thế mà truyền hơn mười đời, các học giả đều tôn làm thầy, từ thiên tử đến vương hầu ở Trung Quốc hễ nói đến lục nghệ đều lấy Khổng Tử làm tiêu chuẩn. Có thể gọi là bậc chí Thánh vậy!”.

Nguyễn Du tìm đến viếng mộ Liễu Hạ Huệ, người Sĩ Sư ba lần bị biếm chức. Liễu Hạ Huệ có người em trai là kẻ trộm (Đạo Chích) với bia miệng người đời “chó nhà Đạo Chích sủa vua Nghiêu”. Ông cũng có người em trai là Triển Hỷ “chỉ làm một chức quan nhỏ”. Việc Vua Lỗ triệu kiến ông đi làm sứ thần, ông đã cáo ốm không đến nhưng kế sách châu ngọc của ông qua sự vấn kế của Triển Hỷ thì đã tránh cho dân chúng được cái thảm họa chiến tranh. Nguyễn Du đến thăm mộ Liễu Hạ Huệ nơi “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe” càng cho thấy nhân cách kẻ sĩ và sự cảm thông của ông đối với Liễu Hạ Huê sâu sắc đến dường nào.

Prev34567NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.