ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,690,518,262
Stories: 8,399,631
Profile image
1
0
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 23
Góc nhìn Alan Phan về “biển lớn”
Saturday, October 24, 2015 19:37
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

“Đừng hoang tưởng về biển lớn” là những chia sẻ về các trải nghiệm – bao gồm những sai lầm, thất bại của TS Alan Phan, người đã có 40 năm bôn ba kinh doanh ở nhiều nơi trên thế giới.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy03cUhqdXB1a2JhQS9WaXI3bWpsUWU0SS9BQUFBQUFBQVpvay9iLVJsS05BUU5qVS9zMTYwMC9hbGFuLXBoYW4tdmEtYmllbi1sb24uanBn
Tác giả: Alan Phan NXB Lao Động – 210 trang Bản quyền: Công ty cổ phần Sách Thái Hà (Thaihabooks)
Một bài viết gần đây trên Vietnamnet ghi nhận có đến 92% doanh nghiệp Việt Nam bày tỏ ước muốn được tiếp cận thị trường thế giới hay còn gọi là “tìm đường ra biển lớn”. Các doanh nhân này liệt kê những lo sợ và khuyết điểm của mình trên đấu tưrờng mới, gồm việc thiếu vốn, thiếu quan hệ, thiếu công nghệ, thiếu thương hiệu, thiếu hiểu biết về luật lệ và phương thức quản trị. Tuy nhiên, không có người nào nói ra một điều mà tôi cho là quan trọng nhất: thay đổi tư duy cá nhân để có được nội lực mà giải quyết các vấn đề trên.
Tư duy này rất cần cho doanh nhân Việt, vì nó phải khác hẳn những gì họ đã học, đã quen và đã tạo sự thành công cho họ ở quê nhà. Tư duy này rất cần vì nó đem lại cho doanh nghiệp sự trung thực và minh bạch, cũng như những chuẩn mực đạo đức kỷ cương để thành công bền vững. Tư duy này sẽ giúp họ vượt qua những định kiến sai lầm về thất bại, nghèo khó, sáng tạo hay cách giao tiếp với đối tác, khách hàng và đối thủ.
Tại Mỹ, những quy tắc về quản trị, quan hệ với quan chức, về tiếp thị, gây vốn, pháp lý, nhân viên, chất lượng sản phẩm, phí tổn điều hành… gần như ngược lại tất cả những gì hiện đang áp dụng tại Việt Nam. Môi trường kinh doanh tại Trung Quốc thì gần gũi hơn với xứ ta, nhưng tôi không nghĩ một doanh nghiệp lớn, nhỏ nào của Việt Nam có thể cạnh tranh hữu hiệu tại sân chơi của họ.
Khi tư duy mình không còn những hoang tưởng hời hợt và những lạc quan phi lý về biển lớn, thì khi đó chúng ta mới đủ bình tĩnh và nghiêm túc để phác họa một chương trình ra khơi thực tế, khả thi.
Chương 1 – Không ngừng đặt câu hỏi
Robert Kennedy có câu: “Những nghiên cứu gia nhìn vào sự kiện đang xảy ra và hỏi tại sao. Tôi mơ về những sự kiện đã không xảy đến và hỏi tại sao không?” (There are those who at things the way they are, and ask why… I dream of things that nerver were, and ask why not?).
Thế giới kinh doanh không thiếu tiền mà chỉ thiếu ý tưởng. Những ý tưởng sáng tạo – làm thay đổi thói quen và hành xử, cải thiện hiệu năng vượt bậc – là những ý tưởng đã đem lại tài sản hay danh vọng khổng lồ cho nhiều doanh nhân. Người Mỹ gọi chúng là những game-changers hay là những bước tiến đã thay đổi cuộc chơi.
Facebook đã khiến một anh sinh viên 24 tuổi Zuckerberg trở thành tỷ phú. Trước đó là các doanh nhân đã sáng lập ra Google, Apple, Microsoft, Intel, IBM, Bell, RCA, Carnegie… Tất cả đều là những thanh niên khởi nghiệp với trí tuệ, nghèo và kiên nhẫn. Họ chỉ có ý tưởng, không có tiền và tất cả đều đã thành công trong việc thay đổi phần lớn đời sống nhân loại. Muốn vậy, họ đã biết đặt câu hỏi chính xác là “tại sao không?”. Họ đã dám đi vào lề trái của 99% đám đông. Họ dám có những tư duy khác lạ so với những suy tưởng bình thường của xã hội.
Dĩ nhiên, rất nhiều người, dù thành công hay thất bại, trong bọn họ đã phải trả giá đắt. Từ những mất mát về tiền bạc, đến những mất mác về danh tiếng, thị phi. Thậm chí nhiều người còn mất mạng vì ý tưởng hay khám phá lạ đời, như Galileo với giả thuyết trái đất tròn, như Socrates với biện giải logic.
Tư duy mới sẽ bắt đầu bằng những câu hỏi là tình trạng hiện tại do ai duy trì và họ có những lợi ích gì vào sự ù lì của tình thế? Kế tiếp là những thay đổi sẽ đem đến những cơ hội và rủi ro gì? Ngoài thay đổi, chúng ta có thể tìm được những phương hướng gì khác hơn cả sự thay đổi?
Trong tình trạng cạnh tranh của toàn cầu hóa và thế giới “phẳng”, tư duy sáng tạo là một vũ khí vô cùng quan trọng cho sự tiến bộ của một cá nhân, một doanh nghiệp hay một quốc gia. Chất xám và phần mềm sẽ là yếu tố quyết định trên thương trường tự do. Giáo dục, đạo đức và môi trường văn hóa là thành phần dinh dưỡng cho nền kinh tế mới.
Chương 2 – Đừng hoang tưởng về một thế giới phẳng
Máy tính, internet, điện thoại di động và các dụng cụ công nghệ thông tin quả đã tạo nên một cuộc cách mạng vĩ đại về kiến thức và thông tin. Nhưng thế giới sẽ vẫn là thế giới ta đã biết suốt 5.000 năm lịch sử: rất nhiều cách biệt giữa các tầng lớp xã hội: giàu và nghèo, học thức và vô học, đạo đức và bất lương, thôn quê và thành thị, quốc gia phát triển và quốc gia nghèo đói. Thực sự, công nghệ thông tin lại có khả năng làm gia tăng sự cách biệt này: người biết sử dụng IT sẽ khôn khéo dùng lợi thế cạnh tranh này của mình để kiếm tiền, kiếm quyền và đặc lợi nhiều hơn so với đám đông còn bỡ ngỡ.
Chương 3 – Trả lời 20 câu hỏi của Young Enterpreneurs
* Young Enterpreneurs (YE): Lời khuyên ông muốn chia sẻ với các doanh nhân mới?
- Kiểm tra sức khỏe: cả thế chất và tâm thần.
* YE: Điều gì mỗi doanh nhân cần phải luôn nhớ?
- Không bao giờ để cho cạn tiền.
* YE: Kẻ thù tồi tệ nhất của doanh nhân?
- Bản thân anh ta. Không ai có thể phá hoại chuyện làm ăn nhanh hơn chính bản thân mình.
* YE: Một kinh nghiệm mà mỗi doanh nhân cần biết?
- Thất bại.
* YE: Lời khuyên dành cho những người mới giàu?
- Mọi thứ đều thay đổi.
* YE: Làm thế nào để giữ được bầu nhiệt huyết?
- Thay đổi suy nghĩ. Hành động.
* YE: Chiến lược tốt nhất trong cạnh tranh?
- Luôn tạo sự bất ngờ.
* YE: Lời cuối cho một doanh nhân đang gặp khó khăn?
- Giữ niềm tin. Đã đi ắt sẽ đến.
* YE: Trở ngại lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu?
- Các cơ chế quyền lực.
* YE: Những cá tính dẫn tới thành công cho ông?
- Tính kiên trì.
* YE: Thần tượng của ông là ai và tại sao?
- Hugh Hefner, người theo đuổi triết lý sống của bản thân và cho dù đã cực kỳ giàu có thì ông vẫn là chính mình. (Hefner là sáng lập viên tạp chí Playboy vào năm 1960 và được coi là ông tổ của cuộc cách mạng sex tại Mỹ và Âu Châu).
* YE: Điều ngu ngốc nhất mà ông đã làm?
- Mua một đồn điền cà phê ở Costa Rica vì tôi thích cà phê và Costa Rica. À, không, có lẽ là việc kết hôn.
* YE: Điểm không lường trước được của sự thành công?
- Chịu trách nhiệm cho rất nhiều người.
* YE: Lúc này ông đầu tư tiền ở đâu?
- Vàng.
* YE: Tài sản quý giá nhất của ông?
- Những đứa con trai.
* YE: Cách trả thù hay nhất?
- Sống khỏe mạnh và giàu có hơn đối thủ.
* Điều gì khiến ông dị ứng nhất?
- Sự ngu xuẩn.
* Và ông muốn ghi gì trên bia mộ?
- Tên “khốn kiếp” này sống lâu hơn mọi người.
Chương 4 – Không có bữa ăn nào miễn phí
Chuyện xưa kể rằng có một vị vua Hy Lạp được tiếng là thông minh, đức độ, cai quản một xứ sở thanh bình, an khang. Ông có một thư viện thu thập cả chục ngàn xuốn sách suốt lịch sử văn minh loài người và có ước muốn chia sẻ những kiến thức khôn ngoan này cho trăm họ.
Ông triệu 500 nhà thông thái nhất của quốc gia và yêu cầu họ cùng nhau ngồi xuống tóm lược mọi “tinh túy văn hóa” của nhân loại vào một vài lời dễ hiểu để mọi người dân cùng thấm thía đạo của trời và của người.
Sau hơn một tháng, 500 nhà thông thái đưa lên một văn bản 5 trang là công trình tóm lược. Vị vua thấy vẫn còn quá phức tạp, dân thường không ai có thể thấm nhuần được tư tưởng kiểu này. Sau đó là một tóm lược còn 3 trang, rồi 1 trang, 1 phân đoạn. Nhưng vị vua vẫn không vừa ý.
Cuối cùng ông cười hả hê khi vị đại diện trao cho ông cái túi khôn ngoan của nhân loại trong một câu văn độc nhất: “Không có bữa ăn nào miễn phí cả” (There is no free meal).
Chuyện ngày xưa kết thúc bằng sự thất bại của vị vua khi truyền bá học thuyết “không có bữa ăn nào miễn phí”. Người vi phạm luật đầu tiên là bà hoàng hậu, rồi sau đó là các hoàng tử, công chúa, và quần thần. Ông vua thất vọng, bỏ đi tu trên núi xa.
Chương 5 – Sau mỗi thời kỳ vàng son
12345NextView as Single Page
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.